Dân trí
Gần một tuần sau nỗ lực chạy đua với thời gian để dịch chuyển siêu tàu Ever Given, khơi thông kênh đào Suez, con tàu vẫn nằm vắt ngang tuyến vận tải huyết mạch đối với thương mại toàn cầu.
Khoảnh khắc siêu tàu hơn 200.000 tấn "bít" kênh Suez
Tàu vận tải Ever Given mắc kẹt ở kênh Suez sáng 23/3. Chủ hãng tàu nói rằng, gió mạnh khiến con tàu mất lái và xoay ngang, bít kênh đào. Tàu Ever Given do công ty Evergreen có trụ sở tại Đài Loan vận hành (Ảnh: AFP).
Chiến dịch giải cứu với sự tham gia của 14 tàu kéo và tàu nạo vét đã được tiến hành lập tức nhằm khơi thông tuyến vận tải quan trọng bậc nhất với thương mại toàn cầu (Ảnh: Reuters).
Lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian để hút cát, đào xới đất đá ở bờ kênh nơi mũi tàu mắc kẹt (Ảnh: Reuters).
Tính đến ngày 28/3, khoảng 27.000 m3 cát đã được hút bớt.
Cùng với việc nạo hút cát và phù sa, lực lượng cứu hộ cũng triển khai các tàu kéo để dịch chuyển con tàu Ever Given. Đến hôm qua, con tàu đã có thể nhúc nhích phần mũi, đuôi và bánh lái cũng đã bắt đầu di chuyển được dù chưa đáng kể (Ảnh: Reuters).
Việc di chuyển siêu tàu chở 18.300 container không hề dễ dàng. Đầu tuần này, công ty cứu hộ Smit Salvage của Hà Lan, đơn vị tham gia hỗ trợ Cơ quan Quản lý kênh Suez của Ai Cập, sẽ điều thêm 2 tàu kéo siêu trọng để tiếp tục nỗ lực dịch tàu Ever Given (Ảnh: Reuters).
Giới chức Ai Cập hy vọng, với sự kết hợp của tàu kéo, tàu nạo vét và thủy triều dâng, họ có thể dịch chuyển tàu Ever Given, khơi thông kênh Suez trong tuần này (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, giới chức Ai Cập cũng chuẩn bị sẵn phương án bốc dỡ một phần container, giảm tải cho tàu Ever Given, giúp việc dịch chuyển dễ dàng hơn (Ảnh: Reuters).
Đó chỉ là giải pháp bất đắc dĩ bởi việc bốc dỡ container với số lượng lớn không đơn giản, tốn kém và có thể mất vài ngày (Ảnh: Reuters).
Trong lúc đó, hàng trăm tàu sẽ tiếp tục phải chờ ở cửa ngõ kênh Suez cho đến khi con đường được khơi thông (Ảnh: Maxar).
Một số hãng tàu có thể chọn giải pháp đi đường vòng qua Mũi Hảo Vọng, nhưng đây cũng là phương án bất đắc dĩ bởi chi phí tốn kém và mất nhiều thời gian hơn so với đường tắt qua kênh Suez (Ảnh: Maxar).
Minh Phương
Theo Reuters, AFP
Let's block ads! (Why?)
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 nhận xét:
Đăng nhận xét