Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Google phát hành Fuchsia, Huawei đẩy mạnh Harmony: Cuộc chiến hệ điều hành bắt đầu

Ngày 25/5, Google chính thức ra mắt hệ điều hành mới, Fuchsia OS và Nest Hub sẽ là một trong những thiết bị đầu tiên được thử nghiệm Fuchsia. Theo 9to5Google.com, Fuchsia OS đã được đưa lên màn hình thông minh Nest Hub thế hệ đầu tiên vào năm 2018. Bản cập nhật lên Fuchsia OS sẽ không ảnh hưởng đến cách thiết bị hoạt động từ góc độ người dùng, đặc biệt khi trải nghiệm về cơ bản là giống nhau.

Petr Hosek, trưởng nhóm kỹ thuật của dự án GoogleFuchsia OS, đã đăng tweet để tiết lộ về hệ điều hành mới này: "Không phải ngày nào bạn cũng cho ra mắt một hệ điều hành mới, nhưng hôm nay chính là ngày đó".

Năm 2018, Bloomberg đã dự đoán rằng Google sẽ là người đầu tiên phát hành Fuchsia OS trên các thiết bị gia đình được kết nối trong vòng ba năm. Bây giờ, lời tiên tri đã được ứng nghiệm. Vào thời điểm đó, Bloomberg cũng dự đoán rằng Fuchsia OS sẽ mở rộng sang lĩnh vực điện thoại thông minh và máy tính xách tay trên diện rộng vào năm 2023.

Fuchsia OS hỗ trợ vi xử lý X86 và ARM. Theo Tencent Technology, Samsung đang hợp tác với Google để phát triển điện thoại thông minh dựa trên nền tảng Fuchsia OS.

Google phát hành Fuchsia, Huawei đẩy mạnh Harmony: Cuộc chiến hệ điều hành bắt đầu ảnh 1
Google Fuchsia OS

Fuchsia được xây dựng trên lõi nhân (kernel) hoàn toàn mới do Google tự phát triển tên là "zircon", không phải nhân Linux như Android hay Chrome OS. Giao diện Armadillo được xây dựng bằng Flutter SDK của Google - vốn được dùng để tạo ra các đoạn mã đa nền tảng có khả năng chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau.

Nhiều người cho rằng Fuchsia OS được tạo ra nhằm hợp nhất Chrome OS và Android OS thành một hệ điều hành duy nhất.

Có thể thấy Fuchsia OS thực sự mang tham vọng của Google trong kỷ nguyên Internet vạn vật (Internet of Things - IoT): sử dụng một hệ điều hành thống nhất để hiện thực hóa sự kết nối giữa tất cả các thiết bị IoT và để chúng hoạt động cùng nhau.

Trong khi đó, cũng vào ngày 25/5, Huawei đã thông báo rằng họ sẽ tổ chức hội nghị ra mắt sản phẩm Harmony vào ngày 2/6.

Google phát hành Fuchsia, Huawei đẩy mạnh Harmony: Cuộc chiến hệ điều hành bắt đầu ảnh 2
Hệ điều hành HarmonyOS của Huawei

HarmonyOS sẽ có thể hoạt động trên nhiều phần cứng khác nhau và chia sẻ thông qua một kiến trúc phân tán để cải thiện hiệu quả. HarmonyOS có thể được sử dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và nhiều loại thiết bị IoT trùng với Fuchsia OS.

Tuy nhiên, việc quảng bá hệ điều hành HarmonyOS có vẻ nhanh hơn Fuchsia OS. Ngoài một số sản phẩm nhà thông minh của bên thứ ba, Huawei dự kiến ​​sẽ sớm đưa hệ điều hành vào hàng trăm triệu chiếc smartphone của hãng. Với việc lấy điện thoại thông minh làm trung tâm, việc phổ biến hệ điều hành Harmony tới các thiết bị IoT dự kiến ​​sẽ tăng tốc trong tương lai.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, Huawei vẫn ưu tiên về phần cứng, do đó, hãng vẫn chưa hoàn toàn cải thiện khả năng mở rộng hệ sinh thái phần mềm.

Ngay tại Hội nghị các nhà phát triển Huawei vào ngày 9/8/2019, Huawei đã chính thức công bố hệ điều hành Harmony và thông báo rằng nó sẽ là mã nguồn mở để phát triển các ứng dụng. Tuy nhiên, mãi cho đến hơn một năm sau, khi HarmonyOS 2.0 phiên bản beta được phát hành, mã nguồn mở đó mới được hiện thực hóa.

Không phải Huawei không đủ năng lực mở rộng hệ sinh thái. Trên thực tế, Huawei ngày nay có một đội ngũ phát triển phần mềm lên đến hàng chục nghìn người và đã thu hút được các kiến ​​trúc sư phần mềm hàng đầu thế giới tham gia.

Vấn đề là có sự khác biệt giữa phương thức tư duy làm phần cứng và làm phần mềm. Trong rất nhiều năm, Huawei đã trở thành nhà tích hợp phần cứng tốt hơn, "tích lũy" nhiều phần cứng khác nhau như chip, bo mạch và màn hình.

Ngày nay, việc Huawei tham gia vào lĩnh vực phần mềm chắc chắn sẽ không muốn trở thành một nhà tích hợp phần mềm như IBM và Accenture, mà gã khổng lồ Trung Quốc hướng đến một nhà cung cấp phần mềm dựa trên nền tảng như Microsoft và Google. Điều này đòi hỏi Huawei phải có khả năng xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei, cũng thấy rất rõ điều này. Tại một hội nghị chuyên đề với một số nhà khoa học và chuyên gia phần mềm của công ty vào tháng 4 năm nay, ông Nhậm đã chỉ ra rằng làm phần mềm sau "cánh cửa đóng kín" là không có khả năng. Ông nhấn mạnh tư duy cởi mở, hợp tác và đầu tư giỏi, tận dụng hiệu quả lực lượng khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, không làm ngơ trước những ý tưởng và công nghệ tiên tiến hiện có.

Hiện tại, Google đang đẩy nhanh việc quảng bá hệ điều hành Fuchsia OS. Trên thực tế, đó cũng là một động lực để Huawei quảng bá hệ điều hành HarmonyOS. HarmonyOS đánh dấu nỗ lực của Huawei nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào Android sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ ngăn cản Google cung cấp hỗ trợ cho các thiết bị di động của họ.

Tuy nhiên, theo Reuters, hệ điều hành mới sẽ chỉ giúp Huawei giảm tác động của các lệnh trừng phạt đối với mảng smartphone, chưa thể giúp công ty thoát hoàn toàn công nghệ Mỹ, nhất là ở mảng thiết kế chip và linh kiện bán dẫn.

Theo Tencent Technology

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét