Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Make in Vietnam: Người Việt vượt khó, chúng ta làm được và làm tốticon0

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang dày công nghiên cứu, cho ra mắt những sản phẩm mới mang hàm lượng công nghệ cao, đậm chất “make in Vietnam”.

Ngày này 3 năm trước, ông Lương Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Khóa Việt - Tiệp bắt đầu “mổ xẻ” chiếc thẻ ngân hàng.

Ban đầu, ông không khỏi bất ngờ khi biết rằng chiếc thẻ tín dụng, thẻ visa ngân hàng ấy lại do chính DN Việt làm ra, được các công ty thế giới đánh giá cao. Ông liền bắt tay tìm hiểu cơ chế bảo mật của những chiếc thẻ.

Lúc ấy, qua một người bạn giới thiệu, ông được tiếp cận với chủ doanh nghiệp làm ra những chiếc thẻ ngân hàng. Rồi ông được đi tham quan nhà máy sau nhiều lần ngỏ ý.

Make in Vietnam: Người Việt vượt khó, chúng ta làm được và làm tốt-1

“Sau khi đến nhà máy, tôi mới nảy ra ý tưởng tại sao khóa của mình không áp dụng công nghệ này. Người ta làm được thì mình cũng làm được chứ. Ý tưởng là như vậy”, ông Lương Văn Thắng bắt đầu cuộc trò chuyện với PV.VietNamNet, điều mà ông thổ lộ rằng đây là lần đầu tiên ông công khai sau 3 năm nghiên cứu

Ông Lương Văn Thắng bộc bạch: “Thẻ ngân hàng bảo mật tốt, trong khi khóa của mình cũng cần bảo mật, giữ gìn, tại sao không kết hợp lại”. 

Rồi ông bắt tay nghiên cứu một chiếc ổ khóa áp dụng công nghệ cao, với độ bảo mật tuyệt đối, liên kết với smartphone của người sử dụng. Một chiếc khóa không cần chìa. Có thể mở bằng điện thoại và bảo mật theo tiêu chuẩn của thẻ ngân hàng.

Nhưng làm một chiếc khóa không giống với thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng để trong ví, tránh được nắng mưa. Còn ổ khóa lại ở ngoài trời, chịu những tác động khắc nghiệt của thời tiết. Vậy nên những ổ khóa ấy, phải được thử nghiệm ở nhiệt độ trên 50 độ C và âm 40 độ C. Ở nhiệt độ ấy, nhiều linh kiện không đạt yêu cầu. Còn các phần mềm điện thoại lại liên tục được nâng cấp, nên sản phẩm thường xuyên phải tích hợp lại, phải thay đổi để có phần cập nhật.

Sau 3 năm miệt mài nghiên cứu từ ý tưởng đầu tiên, đến nay chiếc khóa đặc biệt này đã gần đi đến giai đoạn cuối cùng. Hình hài chiếc ổ khóa “không cần chìa, mở bằng smartphone, bảo mật như thẻ ngân hàng” đã hiện rõ, chờ ngày ra mắt.

Tôi muốn hướng sản phẩm này đến giới trẻ vì họ am hiểu công nghệ và có thể dễ dàng cài đặt được. Đây là sản phẩm hoàn toàn của người Việt, từ ý tưởng cho đến thiết kế, bản mạch, làm ra sản phẩm, chỉ có chip là mua của nước ngoài”.

Cùng lĩnh vực chế tạo cơ khí, không thể không nhắc đến ‘vua cần cẩu’ Nguyễn Tăng Cường với chiến tích không tưởng chế tạo thành công chiếc cần cầu siêu trường siêu trọng 1.200 tấn cho công trình thuỷ điện Sơn La.

Thời điểm 2008, dù đã nổi tiếng là người luyện được cả trăm loại thép đặc chủng Việt Nam chưa ai làm được; là người chế tạo hết các cần cẩu hàng trăm tấn cho các công trình lớn nhưng khi ông nói làm chiếc cầu 1.200 ở thuỷ điện Sơn La thì không ai tin.

Thậm chí, có người đặt ra thách thức sinh tử với ông, đây là loại cần cẩu tải nặng hàng nghìn tấn, nếu làm không được, chẳng may xảy ra sự cố vỡ đập, dưới hạ lưu, 28 triệu dân sinh sống, ai là người chịu trách nhiệm?. Vì thế, mua cần cẩu của nước ngoài là tối ưu nhất.

Tuy nhiên, ông Cường không nghĩ thế, ông đã lấy cả danh hiệu Anh hùng Lao động ra đặt cược… để được làm chiếc cẩu 1.200 tấn mà người Việt chưa ai từng nghĩ tới với giá 10 triệu USD so với nhập khẩu 36 triệu USD.

Phá tan định kiến “DN Việt Nam không thể chế tạo được chiếc cần cẩu tới 1.200 tấn!”, ông Cường và các cộng sự ở Xí nghiệp cơ khí Quang Trung đã thiết kế, chế tạo thành công cần cẩu 1.200 tấn cho công trình thủy điện Sơn La, thiết bị 100% của người Việt trở thành yếu tố quan trọng đưa công trình thế kỷ hoàn thành trước kế hoạch 2 năm.

Người Việt có thể làm được

Những việc từ ông Nguyễn Tăng Cường ở Quang Trung tới ông Lương Văn Thắng và Việt Tiệp đã làm trong thời gian qua cho thấy, quá trình chuyển đổi, cho ra đời các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao của DN Việt đang ở giai đoạn “đơm hoa kết trái”. Đây cũng là sự vận động tất yếu trong quá trình phát triển, bởi không thay đổi là tụt hậu, là nhận phần thua thiệt. Còn thay đổi sẽ mang về "trái ngọt".

Trong thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp Việt đã ra mắt những sản phẩm gây ấn tượng mạnh trong nhiều lĩnh vực, làm thay đổi cách thức vận hành truyền thống. Giáo dục trực tuyến có Topica. Y tế có  ViCare - nền tảng tra cứu thông tin y tế, kết nối người dùng và các dịch vụ y tế tại Việt Nam; Máy phát tia plasma lạnh phối hợp điều trị vết thương  của Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng và Nguyễn Thế Anh, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.

Make in Vietnam: Người Việt vượt khó, chúng ta làm được và làm tốt-2

Trong công nghệ robot, có công ty như Robotics 3T luôn khát vọng trở thành tập đoàn robot nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Các sản phẩm của Robotics 3T đã “phủ sóng” nhiều doanh nghiệp trong nước và có mặt tại hàng chục quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, trong các lĩnh vực như an ninh mạng, nông nghiệp công nghệ cao, cho thuê ô tô, kết nối dịch vụ bất động sản… đều xuất hiện những “gương mặt” sáng giá.

Đề án Chuyển đổi số Quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhận định: Với Việt Nam, áp lực từ công cuộc chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng, thậm chí mang tính “sống còn” đối với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp. Những hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại không chỉ là việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa nguồn lực, gia tăng các trải nghiệm của con người mà còn là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng được năng lực cạnh tranh, bắt kịp thời đại và dẫn đầu xu hướng.

Tại Diễn đàn cấp cao ICT Summit 2019 với chủ đề “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: “Chuyển đổi số không cần nhiều cơ sở vật chất mà cái cần chính là thay đổi tư duy. Những nước đi sau như Việt Nam lại là cơ hội. Thêm vào đó, văn hoá người Việt Nam thích ứng nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Với cảm hứng đó, nói về khả năng tạo ra những sản phẩm công nghệ cao “Make in Vietnam”, ông Lương Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Việt Tiệp tin tưởng: Người Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Khi chúng ta gặp khó khăn, mọi con người đều phải tự vận động, bật ra được những ý tưởng mà bình thường không nghĩ đến. Cái khó ló cái khôn. Khi mình quyết tâm, đau đáu, mong muốn thay đổi, theo đuổi một mục đích đến cùng thì chúng ta sẽ thành công.

“Tôi theo đuổi việc làm ra chiếc khóa từ ý tưởng về chiếc thẻ ngân hàng thì tôi mới gặp được những người bạn giúp mình. Tôi nung nấu chiếc thẻ bé thế mà người Việt làm được, thì một chiếc ổ khóa như tôi mong muốn cũng có thể làm được. Dần dần tôi thấy được lối ra. Người Việt vượt khó rất tốt, nên tôi tin chúng ta làm được và làm tốt”, ông Thắng giãi bày.

Lương Bằng

Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam

Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam

Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam.

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét