Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Trải nghiệm "chuột đeo ngón tay": Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay!

Với những ai tìm hiểu về vấn đề công thái học văn phòng sẽ biết được rằng chuột thông thường hiện nay không phải là sản phẩm tốt nhất cho sự thoải mái. Vì vậy mà các nhà sản xuất đã ra mắt các loại chuột có hình dáng hoặc cách dùng tối ưu hơn như chuột đứng để khi sử dụng không phải xoay cổ tay hay chuột bi để ta có thể điều khiển con trỏ mà không cần phải di chuột trên bàn.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 1.

Chuột quang "dạng nhẫn" đeo tay có giá bán khoảng 100.000 - 200.000 VNĐ, loại tôi chọn mua có giá bán 120.000 VNĐ

Bên cạnh đó còn một loại chuột khác cũng được quảng cáo là đem lại những lợi thế về công thái học mang tên "chuột dạng nhẫn". Đúng như cái tên, thay vì được sử dụng bằng cả bàn tay thì chuột dạng nhẫn sẽ đeo lên một ngón tay duy nhất. Loại chuột này dùng trên thực tế có "ra gì" hay không? Hãy cùng WeBuy mua một chiếc để trải nghiệm.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 2.

Giống như những sản phẩm có giá bán rẻ và không rõ tên nhà sản xuất khác, con chuột này chỉ được bọc một lớp nilon kèm giấy hướng dẫn sử dụng chứ không có bao bì gì cả.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 3.

Nếu như không nói rằng đây là một con chuột chắc chắn nhiều người sẽ không hiểu được nó là cái gì vì hình dáng khá độc đáo! Ở cạnh trái ta có hệ thống 2 nút bấm trái phải và một con lăn ở giữa, không có 2 nút tiến và lùi.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 4.

Cạnh còn lại sẽ là nơi để lắp 1 viên pin AAA, nhà sản xuất không cung cấp pin nên ta sẽ phải đi mua ngoài. Trên trang bán hàng của chuột không ghi rõ về thời lượng pin, nhưng chắc chắn sẽ phụ thuộc vào dung lượng của từng loại pin và tần suất sử dụng của mỗi người.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 5.

Loại tôi chọn mua là chuột không dây, kết nối với máy tính bằng một chiếc dongle Wireless 2.4GHz như thế này. Chuột khá nhỏ nên không còn chỗ để gắn chiếc dongle này nên muốn đem nó sử dụng ngoài đường thì bạn nhất thiết phải tìm một chiếc hộp bỏ vào nếu không muốn mất nó đi. Trên thị trường cũng có một vài loại chuột đeo ngón tay có dây, nhưng việc có một sợi dây "lòng thòng" khi đeo chuột trên tay sẽ gây vướng víu, khó chịu vô cùng.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 6.

Ở phía trước ta sẽ có mắt đọc quang của chuột và 2 chiếc đệm cao su nhỏ, giống như các loại "chân" trên chuột thông thường. Và ở đây ta bắt đầu tìm thấy những nhược điểm về độ hoàn thiện của sản phẩm. Đầu tiên đầu đọc được làm hở ra hoàn toàn, nhìn kỹ ta có thể thấy được cả những thành phần điện tử ở bên trong, chắc chắn theo thời gian bụi sẽ có thể lọt vào, nếu không làm hỏng chuột thì cũng sẽ làm nó bị bẩn.

Không cần phải nhìn quá kỹ bạn cũng có thể thấy được một vết hở giữa 2 bên của sản phẩm, ghép vào nhau không hề khít. Trên trang quảng cáo nói rằng chuột này được "làm bằng chất liệu cao cấp, rất mạnh mẽ và bền" nhưng với những chi tiết như thế này tôi không chắc rằng nó sẽ "trụ" được trong bao lâu trong quá trình sử dụng.

Để di chuyển con trỏ người dùng cần đặt chuột chạm vào bàn giống như các loại chuột quang khác.

Bỏ những vấn đề đó qua một bên, ta cùng cắm pin và gắn dongle vào để sử dụng nó xem sao. Khác với những hình ảnh quảng cáo dường như gợi ý rằng chuột có thể dùng được bằng cách "để hờ" ngón tay lên bàn, trên thực tế ta sẽ phải đặt nó trực tiếp xuống bề mặt để mắt quang có thể hoạt động được.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 8.

Chính vì vậy mà khi sử dụng, tôi phải đeo nó ở đốt ngoài cùng của ngón cái thay vì đeo ở phần dưới như ảnh quảng cáo. Cũng may rằng chuột rất nhẹ, nên đeo ở đây vẫn chưa cảm thấy bị mỏi tay trong khoảng 1 tiếng sử dụng liên tục.

Cảm giác di chuyển của chuột cũng không quá tệ, con trỏ di chuyển "mượt" trên màn hình và cũng rất hiếm xảy ra hiện tượng nhảy từ chỗ này ra chỗ khác. Tôi có thể thoải mái lướt web, làm một số việc cần có độ chính xác cao hơn như chỉnh ảnh, video. Chuột chỉ có 1 mức độ nhạy duy nhất là 1600DPI nên việc chỉnh tốc độ phù hợp với các độ phân giải màn hình khác nhau sẽ phải được thực hiện bằng phần mềm.

Mỗi lần dùng nút bấm, ta sẽ làm động tác như "thả tim" như thế này!

Để bấm nút, ta sẽ di chuyển ngón cái lên và làm động tác như "thả tim" khi chụp ảnh. Các nút trái phải được kéo dài xuống dưới nên ta cũng không cần phải với tay lên quá cao, còn riêng việc dùng phần cuộn thì sẽ tạo ra tư thế tay hơi thiếu tự nhiên một chút.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 10.

Giống như các thành phần khác của sản phẩm, những nút bấm có chất lượng sản xuất phải nói là không cao! Ngay từ khi mua về, chuột của tôi đã hơi chập chờn ở nút trái - nút mà ta sẽ sử dụng nhiều nhất, đôi lúc phải "nắn chỉnh" lại thì mới có thể sử dụng được. Phần cuộn được làm nhỏ nên hơi sắc khi chạm ngón tay vào, kèm theo đó là thiếu đi nút nhấn xuống so với chuột thông thường - nút mà tôi thường dùng để mở và tắt nhanh các tab trên trình duyệt web.

Loại chuột này có đem lại lợi ích gì về công thái học so với những con chuột thông thường hay không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là không, thậm chí nó còn đi ngược lại với mục đích này. Khi dùng chuột ta vẫn sẽ phải úp ngược bàn tay xuống bàn và di chuyển nó, không như chuột đứng hay chuột bi. Ta sẽ còn phải cong ngón tay trỏ vào trong và di chuyển ngón cái để thực hiện bấm nút, những thao tác này là không cần thiết ở các con chuột khác. Đó là còn chưa kể đến việc bạn sẽ phải đeo vào, tháo ra mỗi khi sử dụng chuột và còn có thể gây cản trở trong việc bấm bàn phím nữa!

Ưu điểm duy nhất mà ta có thể thấy được ở loại chuột này là kích thước và trọng lượng của nó. Với số đo 3 vòng là 6 x 3 x 3 cm và trọng lượng đo được chỉ khoảng 24g, chuột đeo tay sẽ chiếm ít diện tích trong cặp của bạn mỗi khi đem ra ngoài sử dụng. Nhưng ưu điểm nho nhỏ này cũng không thể bù đắp cho những điểm yếu "to đùng" trong thiết kế và cách sử dụng của nó được!

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 11.

Thà mua chuột thường còn hơn!

Sau một thời gian sử dụng con chuột đeo ngón tay tôi vẫn chưa hiểu rằng nó được làm ra để dành cho ai! Nó không đem lại được bất cứ ưu điểm nào về công thái học so với chuột thông thường vì tư thế tay khi sử dụng gần như không quá khác, thậm chí còn có hàng loạt những nhược điểm về việc thiếu nút, phải lắp vào tay mỗi khi sử dụng, chất lượng hoàn thiện kém...

Được bán với giá 120.000 VNĐ, loại chuột này cũng không quá đắt dành cho các bạn muốn mua về trải nghiệm những thứ mới lạ. Nhưng lựa chọn thông minh nhất sẽ là dùng số tiền này để mua một con chuột không dây thông thường từ những hãng có tên tuổi (như chiếc Logitech M220 chẳng hạn), bạn sẽ có trải nghiệm sử dụng tốt hơn rất nhiều.

Trải nghiệm chuột đeo ngón tay: Nhìn thì hay nhưng dùng lại cảm thấy cay! - Ảnh 12.

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét