Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

Mất trắng vì đầu tư tiền ảoicon0

Nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm bước vào thị trường tiền ảo với tham vọng đổi đời, nhưng chưa kịp giàu lên đã liên tục nếm trái đắng, tiền mất mà tật mang.

“Mọi người cẩn thận đừng giao dịch với người này cho phí thời gian nhé. Bán USDT mà gọi không nghe máy, nhắn tin thì im re một lúc sau mới báo lỗi ngân hàng, kêu lấy ngân hàng khác mà đợi mãi không thấy nên mình hủy giao dịch luôn”, anh Dương Minh Trí (Cần Thơ) chia sẻ trải nghiệm khi lần đầu nhập cuộc vào cơn sốt tiền mã hóa đã râm ran suốt nhiều tháng qua. 

USDT là tiền ảo ngang giá đồng USD, được các sàn giao dịch tiền ảo hiện nay dùng làm trung gian trao đổi giữa tiền thật với tiền ảo. Vấn đề là hoạt động trao đổi này không được các sàn tiền số đứng ra đảm bảo. Vì vậy, không phải ai cũng may mắn như anh Trí khi gặp đúng người bán bị lỗi ngân hàng, tiền không vào được tài khoản. 

Cũng trong mấy ngày qua, anh Đinh Quốc Lộc (Biên Hòa, Đồng Nai) liên tục nhắc nhở mọi người về việc có nhà đầu tư bị lừa gạt hàng nghìn USD kèm thông tin hình ảnh của kẻ gian. Dù thủ đoạn không mới, kẻ lừa đảo có thể dễ dàng khiến nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm mắc bẫy.

Muôn nẻo đường lừa đảo

Trong sự việc nói trên, kẻ lừa đảo sẽ mạo danh người của sàn giao dịch và yêu cầu nhà đầu tư cung cấp thông tin tài khoản, mã giao dịch... dẫn tới tiền trong tài khoản không cánh mà bay trong tích tắc.

Mất trắng vì đầu tư tiền ảo
Nhà đầu tư tiền ảo chưa kịp kiếm được tiền đã bị lừa mất tiền bởi vô vàn thủ đoạn của kẻ xấu như đóng giả làm nhân viên chăm sóc khách hàng.

Nhưng không chỉ đối mặt với lừa đảo từ người khác, nhà đầu tư còn phải đối diện với các sàn tiền ảo đa cấp lừa đảo trắng trợn. Anh Trần Hiệp (ĐH Tôn Đức Thắng) gần đây cho biết đã nạp 80 USD vào sàn tiền số có tên gọi Anbibi, sau hơn một tháng tài khoản đã tăng lên 2.680 USD nhưng bị đóng băng tài khoản không thể rút ra.

Trường hợp của anh Hiệp dễ bị dụ dỗ nạp thêm tiền thật để rút tiền ảo. Nhưng hầu hết nhà đầu tư khi đó đều không biết rằng số tiền ảo này không hề tồn tại mà chỉ có tiền thật mất đi. Các nhà đầu tư thường bị làm mờ mắt bởi số dư ảo trong tài khoản và bởi biến động giá được điều chỉnh bởi chính các sàn lừa đảo dạng này. 

Không chỉ Anbibi, vô số sàn lừa đảo từ vàng, chứng khoán, ngoại hối đến tiền ảo đều có chung cách thức như vậy khiến nhà đầu tư dễ rơi vào ma trận càng chơi càng mất tiền, cuối cùng là trắng tay. Khi nhà đầu tư nhận ra và cầu cứu cơ quan chức năng, chủ các sàn ma này đã cao chạy xa bay. 

Trong trường hợp tìm được sàn uy tín rồi, nhà đầu tư lại dễ rơi vào ma trận tiền ảo với đủ loại tên gọi, ký hiệu lẫn lộn như FTX của Hồng Kông với FXT do người Việt lập ra để lừa đảo mà ICTnews nhiều lần phản ánh. Đó là chưa kể không ít đồng tiền ảo còn được người nổi tiếng quảng bá càng khiến nhiều nhà đầu tư ‘tay mơ’ dễ rơi vào vòng xoáy mua tiền ảo mất tiền thật.

Mất ăn, mất ngủ vì Bitcoin

Trải qua nhiều bước, khi nhà đầu tư mua được những đồng tiền ảo phổ biến thế giới như Bitcoin hay Ethereum lại là lúc thị trường điều chỉnh mạnh, giá tiền ảo lao dốc suốt cả tháng qua. Bitcoin đã giảm tới hơn 50% so với đỉnh, có thời điểm tụt xuống dưới vùng hỗ trợ cứng 30.000 USD khiến nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng phải chết đứng.

Đây là lúc các nhà đầu tư trở thành cá con và rơi vào vòng xoáy của thị trường, được lái bởi cá mập. Chỉ một vài dòng tweet của tỷ phú Elon Musk, giá Bitcoin đã dao động lên xuống tới vài phần trăm. Phần còn lại là những tin tức trên khắp thế giới tác động đến giá tiền ảo như tàu lượn suốt cả tuần, vì giao dịch tiền ảo không có giây phút nào ngừng nghỉ. 

“Từ ngày chơi coin chưa bao giờ có cảm giác thắng cuộc, chỉ có cảm giác làm sao để gỡ lại vốn. Khi lên thì đợi lên tí nữa rồi cắt lỗ, xong cái là nó lại xuống, thua mà vẫn thấy vui. Cái thị trường này ảo thật”, nhà đầu tư Vũ Nam (Thái Bình) than thở khi tài khoản 10.000 USD đã bị chia bốn.

Cũng như anh Nam, nhiều nhà đầu tư bị chia tài khoản trong giai đoạn này thường an ủi vui với nhau rằng “chưa bán là chưa lỗ, gồng lỗ dễ hơn gồng lãi, còn thở là còn gỡ”. 

Mất trắng vì đầu tư tiền ảo
Hai nhà đầu tư tiền số vẫn mòn mỏi đòi lại số tiền đã mất sau vụ sập sàn tiền ảo hồi năm 2014.

Nhưng điều đáng lo hơn cả là thông tin cá nhân, tiền ảo của nhà đầu tư Việt Nam đều nằm ở các sàn nước ngoài. Trong khi đó, các sàn tiền ảo nói chung vẫn thường xuyên là mục tiêu tấn công của tin tặc.

Một khi để tiền trên sàn, nhà đầu tư có rủi ro mất trắng tất cả khi sập sàn. Dù sàn sập do chủ đầu tư bỏ trốn như Thodex hay sập do bị tin tặc tấn công như Mt. Gox, kết quả cuối cùng vẫn là nhà đầu tư sẽ trắng tay bởi việc thu hồi tiền ảo là vô cùng khó khăn và tốn thời gian, nếu không muốn nói là bất khả thi do tính bảo mật của tiền số. 

Vì vậy các chuyên gia luôn khuyến cáo nhà đầu tư bỏ tiền vào thị trường tiền ảo cần hết sức thận trọng, không dùng tiền vay mượn. Lao đầu vào các khoản đầu tư lợi nhuận khủng hay nghe theo những lời khuyên đầu tư tài chính của người khác chính là tự bào mòn thu nhập và tiền tiết kiệm của bản thân. 

Chưa kể, thời gian lãng phí cho tiền ảo cũng chính là đánh mất đi cơ hội trong đầu tư vào những thứ được pháp luật bảo hộ như chứng khoán, trái phiếu, vàng hoặc bất động sản.

Theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP chủ Chính phủ và Bộ luật Hình sự 2015, Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo như Bitcoin là một phương tiện thanh toán. Việc phát hành, tàng trữ, cung ứng sử dụng tiền ảo như một phương tiện thanh toán là không hợp pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phương Nguyễn

Cảnh giác với tiền ảo mang danh nghệ sĩ Hoài Linh, bà Phương Hằng

Cảnh giác với tiền ảo mang danh nghệ sĩ Hoài Linh, bà Phương Hằng

Cùng với sự kiện livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng gần đây, các đồng tiền ảo ‘meme’ ăn theo những nhân vật liên quan đã mọc lên như nấm.

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét