Theo thông tin từ The Information, số lượng tai nghe không dây giả bị Hải quan Mỹ thu giữ trong năm nay đã vượt quá tổng số hồi năm ngoái. Đó là một dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất đứng sau những sản phẩm này đang ngày càng tăng cao.
Theo nguồn tin, "khoảng 360.000 tai nghe không dây nhái", với tổng giá trị 62,2 triệu USD, đã bị thu giữ trong 9 tháng đầu năm tài chính 2021. Con số này cao hơn 295.000 sản phẩm đã bị tịch thu trong cả năm tài chính 2020. Mới đây, Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ đã xác nhận một vụ tịch thu lớn ở Cincinnati. Theo đó, các sĩ quan tại Cincinnati, Ohio đã tịch thu 5 lô hàng có chứa hơn 6.000 sản phẩm "AirPods" giả mạo, trị giá khoảng 1,3 triệu USD trong trường hợp chúng được bán với giá niêm yết từ Apple.
Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ tiết lộ, 5 lô hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc. Qua quá trình kiểm tra, họ phát hiện 5.000 sản phẩm nhái AirPods cùng 1.372 sản phẩm nhái AirPods Pro. Chúng được gửi đến các chuyên gia nhằm xác định liệu có phải hàng chính hãng hay không. Cuối chùng, chúng được xác định đã vi phạm các quy tắc về bản quyền và thương hiệu.
AirPods vừa là một biểu tượng của ngành, vừa là phụ kiện tuyệt vời cho cuộc sống hàng ngày. Thế nên, không có gì quá ngạc nhiên khi những sản phẩm giả nhái luôn "lấy cảm hứng" từ AirPods. Dĩ nhiên, những sản phẩm đó không do Apple sản xuất và thường cung cấp hiệu năng kém hơn nhiều. Ngoài ra, những sản phẩm giả, nhái này luôn tiềm tàng các nguy cơ cháy, nổ do sử dụng những viên pin lithium-ion kém chất lượng, gây nguy hiểm đến người dùng.
Khoảng 80% hàng giả cập bến Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc. Có vẻ như các nhà sản xuất của chúng đã nhận thấy một cơ hội lớn tại đây. Strategy Analytics dự báo doanh số tai nghe Bluetooth sẽ vượt ngưỡng 300 triệu trong năm 2020, và thị trường tai nghe không dây giờ đây thực sự đã tăng 90%. Apple vẫn giữ vị trí dẫn đầu về thị phần, dù rằng sự đông đúc trong thị trường đã giảm bớt sự thống trị đó. Công ty nghiên cứu Canalys ước tính, Apple đã thu về ít nhất 16 tỉ USD từ việc bán AirPods vào hồi năm ngoái. Sự ra đời của AirPods Pro trong năm 2019 đã cho nhiều kẻ lừa đảo cơ hội thử nghiệm và thu về nhiều tiền hơn nữa từ những người mua không tìm hiểu.
OnePlus đã vô tình tạo ra một cuộc tranh cãi đáng xấu hổ vào hồi tháng 9 năm ngoái khi Hải quan Mỹ thu giữ một lô tai nghe của công ty và mô tả chúng là AirPods giả. Vẫn có những sự khác biệt thiết kế giữa hai sản phẩm, nhưng những sản phẩm đạo nhái AirPods trắng trợn đang ngày càng giống với hàng thật hơn.
Một số tai nghe giả còn bị nghi ngờ là được tạo ra "dựa trên khuôn chính hãng bị đánh cắp từ các nhà máy làm việc với Apple". Những công ty sản xuất đó có thể bắt chước quy trình kết nối AirPods trên iPhone và hiển thị số seri Apple phù hợp. Nhưng ngay cả trong những tình huống này, vẫn có những cơ cấu sâu bên trong (chẳng hạn như một phiên bản firmware không có thực) xác nhận đó không phải là sản phẩm chính hãng.
Nhấn mạnh những rủi ro tiềm ẩn về an toàn, Apple cho biết, họ đã nỗ lực trên toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề hàng nhái và đang hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật cũng như những trang thương mại điện tử nhằm ngăn chặn khách hàng bị lừa.
Lê Hữu theo The Verge
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét