Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Lý do thực sự đằng sau những chuyến bay vào vũ trụ của các tỉ phú

Richard Branson đã từng lên vũ trụ. Jeff Bezos cũng đã thực hiện chuyến bay của mình. Trước đây, một số người giàu cũng thực hiện những chuyến đi tương tự, nhưng Branson và Bezos lại không chỉ trả tiền vé mà họ còn đầu tư cả con tàu. Trong tương lai, những người như vậy – nếu đủ giàu có, họ sẽ không còn phải phụ thuộc vào những con tàu không gian của chính phủ khi muốn rời khỏi Trái Đất.

Một số người đã dành nhiều lời khen về khía cạnh kỹ thuật và sự toàn vẹn khi chở một nhóm người lên rìa vũ trụ sau đó quay trở lại trái đất an toàn, hoặc điều kỳ diệu khi vượt qua ranh giới của những điều khả thi. Tuy nhiên, phần lớn sự kiện này lại cho thấy rằng các tỉ phú thay vì tập trung nguồn lực vào hỗ trợ những khó khăn do đại dịch gây ra, hoặc biến đổi khí hậu hay bất kỳ cuộc khủng hoảng này, thì họ lại chi tiền cho những thứ khác. Trái Đất đã không còn nguyên vẹn. Có lẽ những tỉ phú này nên cất con tàu vũ trụ trong vài thập kỷ và tập trung vào một số mối quan tâm trước mắt nhiều hơn.

Vào khoảng đầu thế kỷ này, khi các công ty hàng không vũ trụ của 3 vị tỉ phú này mới chỉ bắt đầu hoạt động, nhiều người nói rằng mục tiêu của họ là điều viển vông. Hiện tại, phe chỉ trích mới chính là bên có tầm nhìn quá hạn hẹp, dù họ là những người hoạch định chính sách. Song, đằng sau những chuyến bay của các tỉ phú là cả một lĩnh vực hàng không vũ trụ rộng lớn.

Lý do thực sự đằng sau những chuyến bay vào vũ trụ của các tỉ phú ảnh 1

Richard Branson trong phi thuyền Zero-G vào ngày 11 tháng 7 (Ảnh: Bloomberg)

Sau nhiều thập kỷ, quỹ đạo Trái Đất và những điểm xa hơn đã được thương mại hóa với tốc độ đáng kinh ngạc nhờ sự phát triển của các công ty tư nhân. Việc Branson và Bezos sẵn sàng bay lên vũ trụ bằng những con tàu của riêng mình không chỉ là sự chứng thực rằng tàu của họ đã đủ an toàn để chính họ thử nghiệm và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong tương lai, những người khác vẫn tiếp tục bay vào không gian và có thể lên tới hàng nghìn người và hàng chục nghìn loại máy móc được thiết kế để phục vụ cho những chuyến bay đó. Những gì diễn ra trong tương lai sẽ là một trong những câu chuyện mang tính kinh tế và quan trọng nhất của thập kỷ tới.

Dưới đây là một vài trong số những câu chuyện ít được chú ý về ngành hàng không vũ trụ tư nhân. Đầu tiên là đợt niêm yết của một công ty có tên Astra Space – được các nhà đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn. Họ đã chế tạo một tên lửa bay theo quỹ đạo chỉ trong vài năm. Mục tiêu là đưa vệ tinh bay vào quỹ đạo mỗi ngày. Ngay sau khi Astra niêm yết với định giá 2,1 tỉ USD, nhà sản xuất vệ tinh Planet Labs – công ty sử dụng hàng trăm "con mắt" trên bầu trời để chụp ảnh Trái Đất mỗi ngày, cũng công bố kế hoạch tương tự với giá trị 2,8 tỉ USD. Trong khi đó, Firefly Aerospace sở hữu một tên lửa ở California, đang chờ đợi khu vực này giải phóng mặt bằng để cất cánh. Ngoài ra, OneWeb và SpaceX cũng thường xuyên phóng vệ tinh quanh Trái Đất để phục vụ mục đích truy cập internet tốc độ cao. Rocket Lab đến từ New Zealand – quốc gia trước đây không có tàu vũ trụ, đang lên kế hoạch cho các sứ mệnh lên Mặt Trăng và sao Kim.

Cơn sốt SPAC mang lại cơ hội đặc biệt lớn cho lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân, bao gồm các công ty trên. Việc tiếp cận thị trường vốn dễ dàng hơn đã giúp họ thu hút hàng tỷ USD từ nhà đầu tư vào một ngành từng phụ thuộc vào chính phủ. Do đó, số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất được dự kiến sẽ tăng từ khoảng 3.400 đến 50.000-100.000 trong thập kỷ tới.

Để thấy được ngành hàng không vũ trụ tư nhân đã đi được bao xa, hãy nhìn vào Decker Eveleth – người mới chỉ vài tuần trước là sinh viên năm cuối tại Đại học Reed. Tháng trước, trong khi đang tìm kiếm hình ảnh vệ tinh về kho dự trữ vũ khí và cơ sở hạ tầng quân sự khác, anh phát hiện ra 100 hầm chứa tên lửa đạn đạo trên một vùng sa mạc miền bắc Trung Quốc.

Bên cạnh việc tìm kiếm các dấu hiệu phổ biến vũ khí hạt nhân, khách hàng còn sử dụng mạng lưới vệ tinh để theo dõi sức khỏe cây trồng, lượng khí thải của nhà máy và tình trạng của những khu rừng nhiệt đới. Các dịch vụ internet vệ tinh của SpaceX và OneWeb có tiềm năng phục vụ hàng tỉ người không thể truy cập băng thông rộng theo cách khác. Do đó, có thể thấy, các tỉ phú như Branson hay Bezos chỉ là một phần tương đối nhỏ trong bức tranh toàn cảnh về ngành hàng không vũ trụ tư nhân.

Đương nhiên, những yếu tố rủi ro đến từ các công ty này vẫn tồn tại, ví dụ như lợi nhuận chưa được đảm bảo. Dù những doanh nghiệp như SpaceX, Rocket Lab và Planet được định giá hàng tỉ USD, nhưng họ vẫn chưa có khả năng sinh lời nhờ vào các dự án ngoài không gian.

Theo Bloomberg

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét