Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Người giàu mê khám giá không gian, cuộc đua du hành vũ trụ leo thang

Vào rạng sáng ngày 11/7 theo giờ địa phương tại Mỹ, tỉ phú Richard Branson đưa con tàu vũ trụ Virgin Galactic do công ty ông chế tạo đến một nơi mà chưa một nhà đầu tư công nghệ vũ trụ nào từng đặt chân đến - không gian.

Năm 2004, Branson thành lập Virgin Galactic với mục đích phục vụ những khách ưa du lịch mạo hiểm bằng những chuyến bay tới rìa không gian và quay trở lại. Thời điểm đó, vị tỉ phú người Anh nghĩ rằng chuyến bay đầu tiên có thể cất cánh sau đó chừng 2 tới 3 năm. Tuy nhiên, kế hoạch dài hơn dự kiến. Phải 17 năm sau, giấc mơ của Branson mới trở thành sự thật.

Tàu vũ trụ của Virgin Galactic, được đặt tên là VSS Unity SpaceShipTwo, đã thực hiện hơn 20 chuyến bay thử nghiệm trước đó, trong đó có 3 chuyến bay tới rìa không gian.

Lần này, Branson đã đến rìa không gian trước đối thủ du hành vũ trụ, Jeff Bezos, người sáng lập Blue Origin, 9 ngày. Thành công của chuyến bay thử nghiệm này rất quan trọng đối với Branson. Ông không chỉ vượt qua Bezos để trở thành chủ sở hữu công ty hàng không vũ trụ đầu tiên bắt đầu du hành vũ trụ, mà còn cung cấp kinh nghiệm cho chuyến bay vũ trụ có người lái thương mại của Virgin Galactic sẽ bắt đầu vào năm tới.

Ở giai đoạn này, hành trình bay dưới quỹ đạo vẫn là một trò chơi mạo hiểm đối với người giàu. Nhiều người lo lắng về tính khả thi và an toàn của chuyến bay. Trước khi chuyến bay thương mại chính thức được triển khai, những người sáng lập và quản lý cốt lõi của công ty tự mình thử và xác minh sẽ khiến nhiều người yên tâm hơn.

Theo Fox News, cho đến nay đã có 700 người đặt chỗ để có cơ hội bước vào không gian dưới quỹ đạo, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như Brad Pitt, Leonardo DiCaprio, Tom Hanks, và hơn 8.000 người đang chờ đợi. Nhân loại đã mở đầu cho một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của chuyến bay không gian dưới quỹ đạo tư nhân.

Chuyến du hành vũ trụ đầu tiên của Branson

Người giàu mê khám giá không gian, cuộc đua du hành vũ trụ leo thang ảnh 1
Phi thuyền được máy bay mẹ cất cánh đưa lên theo chiều ngang

Tỉ phú Branson cùng các nhân viên của Virgin Galactic là Beth Moses, Colin Bennett và Sirisha Bandla đã bay vào rìa không gian trên tàu VSS Unity SpaceShipTwo. Khi đạt độ cao hơn 14 km, giai đoạn tiếp theo, tàu VSS Unity tách ra khỏi máy bay mẹ, kích hoạt động cơ tên lửa để tiếp tục bay cao hơn.

Sau khi đạt tới đỉnh, khoảng hơn 80km, tàu sẽ duy trì trạng thái không trọng lượng trong khoảng vài phút, cho phép hành khách được ngắm toàn cảnh Trái đất. Sau đó, tàu vũ trụ VSS Unity thay đổi hình dạng, chuẩn bị cho quá trình trở lại Trái đất với ít ma sát nhất.

Toàn bộ sứ mệnh kéo dài khoảng 1 giờ và tỉ phú Branson chia sẻ rằng ông đã có "trải nghiệm của cả đời", mở ra kỷ nguyên mới cho ngành du lịch không gian.

Để tạo ra giây phút lịch sử này, Virgin Galactic đã cố gắng hết sức để giảm thiểu khả năng xảy ra sai sót trong chuyến du hành vũ trụ này, tuy nhiên vẫn có nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra như động cơ không thể đánh lửa, cabin có thể bị mất áp suất, đe dọa tính mạng của các thành viên phi hành đoàn; khi tàu vũ trụ lao ra khỏi bầu khí quyển của Trái đất và quay trở lại, lực ma sát dữ dội với bầu khí quyển có thể xé toạc tàu vũ trụ.

Đối với những nguy hiểm tiềm ẩn, Branson nói rằng, "Tôi đã chờ đợi ngày này suốt 17 năm. Tôi luôn là một người mơ mộng. Mẹ tôi đã dạy tôi không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các vì sao".

Cùng với Bill Gates, Steve Jobs và Warren Buffet, Richard Branson là một trong 4 doanh nhân ảnh hưởng nhất thế giới và là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất châu Âu. Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm, trước khi thành lập tập đoàn Virgin với hơn 400 công ty thành viên. Đặc biệt trong giới tỉ phú toàn cầu, ít nhân vật nào có những câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm như Richard Branson. Ông là người đầu tiên vượt đại dương bằng khinh khí cầu, vượt eo biển bằng ôtô hay nhảy dù từ tòa nhà chọc trời…

Người giàu mê khám giá không gian, cuộc đua du hành vũ trụ leo thang ảnh 2
Tỉ phú Richard Branson

Giấc mơ thực sự của nhà thám hiểm có vẻ ngoài hay cười này là bầu trời sao. Ông nói, "Chúng ta đang ở thời kỳ bình minh của khám phá không gian, điều này sẽ thay đổi mối quan hệ của chúng ta với Trái đất và vũ trụ".

Làm thế nào để du hành vũ trụ?

Space Adventures từng là công ty duy nhất đưa hành khách trả phí vào không gian. Từ năm 2001 đến năm 2009, 7 khách du lịch vũ trụ đã thực hiện 8 chuyến bay vào vũ trụ trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga.

Khách du lịch vũ trụ thực sự đầu tiên là tỉ phú Dennis Tito, ông đã chi tiền vé 20 triệu USD để hiện thực hóa giấc mơ từ khi còn trẻ. Vào tháng 4/2001, tàu vũ trụ Soyuz được phóng lên không trung tại Kazakhstan với 3 thành viên trên khoang gồm tỉ phú Tito và hai phi hành gia người Nga. Tỉ phú Tito sau đó có 8 ngày sinh sống trên ISS.

Kể từ chuyến du lịch vũ trụ của tỉ phú Tito năm nào, đến nay cũng chỉ có vài du khách khác có được trải nghiệm tương tự bao gồm cựu giám đốc điều hành Microsoft Charles Simonyi (2 lần), tỉ phú Canada Guy Lalibet (đồng sáng lập Cirque du Soleil) và nữ kỹ sư người Mỹ gốc Iran Anushe Ansari.

Ông Simonyi cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015: "Cứ sau 90 phút, bạn có thể nhìn thấy mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông, nhìn thấy các vùng nhiệt đới và các cực bắc và nam, và thấy sự thay đổi của đêm và ngày".

Chuyến bay trả phí của Nga vào đầu những năm 2000 là để gây quỹ cho chương trình không gian đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, NASA không hề ủng hộ việc đưa người dân thường lên vũ trụ. Do sự gia tăng quy mô phi hành đoàn của ISS, Nga đã ngừng du lịch vũ trụ quỹ đạo vào năm 2010.

Năm 2019, NASA đã thay đổi hướng đi và mở cửa cho trạm vũ trụ, và du hành vũ trụ đã trở nên phổ biến trở lại. Các công ty không gian tư nhân Mỹ như SpaceX, Blue Origin và Virgin Galactic đang đặt cược vào lĩnh vực du lịch vũ trụ với mục tiêu khiến hình thức này không còn quá xa vời.

Khúc dạo đầu cho cuộc đua du hành vũ trụ bắt đầu

Người giàu mê khám giá không gian, cuộc đua du hành vũ trụ leo thang ảnh 3
Hình ảnh quảng cáo "Hành trình không gian" của Blue Origin

Ngày 9/6, Bezos đã đăng một video trên tài khoản Instagram cá nhân của mình thông báo rằng ông sẽ đưa tàu vũ trụ Blue Origin lên vũ trụ. "Tôi đã mơ được bay vào vũ trụ từ khi mới là cậu nhóc 5 tuổi. Vào ngày 20/7, tôi sẽ thực hiện hành trình này với em trai mình - hành trình vĩ đại cùng người bạn thân nhất", tỉ phú Jeff Bezos nói.

Không lâu sau khi ông Bezos thông báo ngày cất cánh thì tỉ phú Anh Richard Branson đã thách thức kế hoạch của người giàu nhất thế giới. Ông Branson đăng tweet cho biết, có thể khởi hành sớm hơn ông Bezos đến 9 ngày. Công ty Virgin Galatic sẽ đưa ông Branson lên không gian sớm nhất là ngày 11/7 nếu điều kiện thời tiết và kỹ thuật cho phép.

Virgin Galactic và Blue Origin là hai đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực du lịch kinh doanh dưới quỹ đạo. Cả hai đều đang cố gắng nắm bắt cơ hội để đạt được lợi thế đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh này. Theo ước tính của UBS, đến năm 2030, thị trường du hành vũ trụ có thể đạt 3 tỉ USD.

Ngay từ khi thành lập, Blue Origin đã đi sớm hơn Virgin Galactic, nhưng xét về số lượng chuyến bay thử nghiệm có người lái thì Virgin Galactic vượt xa Blue Origin, nhưng tỷ lệ tai nạn của Virgin Galactic lại cao hơn Blue Origin.

Theo trang web chính thức của Blue Origin, từ năm 2012, công ty đã tiến hành bay thử nghiệm tên lửa Shepard mới và hệ thống an toàn, dự án đã thực hiện 15 phi vụ liên tiếp thành công.

Từ góc độ độ cao, trong khi Branson và Bezos vẫn đang chiến đấu để xâm nhập vào quỹ đạo thì SpaceX của Musk đã có thể đưa hành khách lên quỹ đạo và di chuyển trong một khoảng thời gian dài hơn, chẳng hạn như đến Trạm Vũ trụ Quốc tế. Cả Blue Origin và Virgin Galactic đều chưa đủ điều kiện để đi vào quỹ đạo Trái đất, và chuyến bay dưới quỹ đạo chỉ có thể kéo dài vài phút.

Tuy nhiên, ngay cả trong cuộc cạnh tranh dưới quỹ đạo, chênh lệch độ cao của Branson và Bezos là hơn 20 km. VSS Unity đã bay 3 lần trên 50 km, nhưng chưa thể đến được đường Karman. Trong khi đó, tên lửa New Shepard của Blue Origin đã đạt đến độ 100 km so với Trái Đất 12 lần trong số 15 chuyến bay; ba chuyến bay còn lại vượt quá 80,4 km.

Về chi phí, Virgin Galactic được bán với giá từ 200.000 - 250.000 USD. Blue Origin sử dụng phương thức đấu giá tấm vé đi vào không gian cùng Bezos với mức giá 28 triệu USD (giá vé thông thường cho chuyến bay dưới quỹ đạo của Blue Origin là 250.000 USD)

Không chỉ Branson và Bezos không chỉ thèm muốn thương mại hóa không gian mà cả Elon Musk. SpaceX cũng đã bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh du hành vũ trụ của riêng mình. Cuối năm nay, SpaceX sẽ khởi động một sứ mệnh du hành vũ trụ dân sự "Inspiration4". Hành khách sẽ bao gồm một giáo sư đại học và một nhà phân tích dữ liệu hàng không vũ trụ.

Những tỉ phú này là những người tiên phong trong kỷ nguyên hàng không vũ trụ thương mại và không ngừng cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu này giữa Branson và Bezos, Elon Musk lại đang ngồi yên và xem cuộc vui.

Người giàu mê khám giá không gian, cuộc đua du hành vũ trụ leo thang ảnh 4

Cư dân mạng đã mượn hình ảnh Godzilla vs King Kong để làm meme. Ảnh: Twitter

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây trên CNBC, Branson được hỏi liệu ông có cố gắng đánh bại Bezos vào không gian hay không. Vị tỉ phú đáp lại một cách hóm hỉnh: "Jeff là ai vậy?"

Người giàu mê khám giá không gian, cuộc đua du hành vũ trụ leo thang ảnh 5

Ảnh: Twitter

Musk cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC rằng ngay cả khi Branson phóng trước, Bezos vẫn có thể phản bác rằng ông đã lên không gian còn Branson thì không.

Mặc dù không có ranh giới xác định nơi nào không gian bắt đầu, nhưng nó có một giới hạn và nếu vượt qua nó, bạn có lẽ đã chính thức lọt vào trong không gian. Ranh giới này được gọi là "đường Karman" (Karman line), cũng thường được ví là "lề của không gian".

Karman Line là một ranh giới tưởng tượng nằm cách Trái đất 100 km và được công nhận rộng rãi là ranh giới giữa bầu khí quyển của Trái đất và không gian bên ngoài. Ở độ cao này, một máy bay không thể hoạt động sử dụng công nghệ máy bay thông thường để tạo ra lực nâng khí động học (mà thay vào đó đòi hỏi sẽ phải sử dụng tên lửa). Định nghĩa này được Liên đoàn hàng không quốc tế (FAI) chấp nhận.

Giám đốc điều hành Blue Origin, Bob Smith, cho biết trong một tuyên bố qua email: "Chúng tôi hy vọng chuyến bay của ông ấy dễ chịu và an toàn, nhưng họ đã không bay qua đường Karman. Đây là một trải nghiệm rất khác".

Dù thế nào đi nữa, những con người đi đầu trong không gian sẽ làm cho nền văn minh nhân loại ngày mai rực rỡ hơn nữa.

Theo Sina

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét