Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Lập trình full-stack là gì? Cần học những mảng kiến thức nào?

Nghề lập trình tại Việt Nam được dự đoán tiếp tục thu hút đông đảo trong tương lai. Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành này. Nhiều lập trình viên làm việc chăm chỉ để giới thiệu ứng dụng, phần mềm mới trên thị trường. Công nghệ đang phát triển không ngừng, vì thế nhu cầu với lập trình viên cũng tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, trên các bài tuyển dụng của các công ty, tập đoàn cho đến các start-up liên tục xuất hiện vị trí là Full-stack Developer hay lập trình Full-stack. Vậy cụm từ đó có nghĩa là gì? Hãy cùng CodeGym tìm hiểu lập trình full-stack là gì qua bài viết này nhé!

Nội dung

Lập trình Full-stack là gì?

Để hiểu công việc lập trình full-stack là gì? Lập trình viên full-stack sẽ có vai trò gì, bạn cần phải biết các thành phần cấu tạo của lập trình web. Trong lập trình web hay mobile có 2 thành phần quan trọng đó là front-end và back-end.

Phần front-end bao quát tất cả những gì hiện lên trên bề mặt của ứng dụng, phần mà người dùng sẽ tương tác với (giao diện người dùng). Còn back-end là bao quát phần chìm, nơi mà mọi thứ thực sự sẽ diễn ra. Phần backend của một ứng dụng bao gồm logic nghiệp vụ (các chức năng của hệ thống, cách dữ liệu di chuyển, chuỗi các tác vụ), cách dữ liệu được lưu trữ và là nơi máy móc vận hành.

Tham Khảo thêm: Lập trình Front-end và Back-end là gì?

Cả hai mảng front-end và back-end kết hợp lại sẽ là định nghĩa cho full-stack. Một “stack” trong lĩnh vực này bao gồm vận hành hệ thống, server. Cơ sở dữ liệu và các công cụ quan trọng khác như thư viện, khung làm việc, môi trường, vân vân,…Khi những “stack” đó chồng lên nhau và vận hành đồng thời sẽ tạo ra Full-Stack.

full-stack

Lập trình viên full-stack là ai?

Lập trình viên full-stack là chuyên gia phần mềm mà thông thạo cả hai mảng front-end (phía người dùng) và back-end (phía server). Lập trình full-stack đòi hỏi người đó phải quen thuộc với mọi khâu trong quy trình chế tạo, gia công phần mềm. Họ biết mỗi “stack” sẽ vận hành ra sao và quan trọng nhất là họ có thể điều khiển các thành phần trong back-end.

Lập trình viên full-stack có hiểu biết sâu rộng về các mảng khác nhau trong lập trình, vị trí này đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm trong lập trình phần mềm để đạt được. Đây là vị trí được nhiều công ty (công ty, tập đoàn lớn lẫn start-up) săn đón. 

lập trình full-stack

Học gì để trở thành Full Stack Developer?

Trở thành một lập trình viên full-stack cần rất nhiều các kỹ năng khác nhau. Dưới đây là những kỹ năng bắt buộc mà vị trí này đòi hỏi.

HTML/CSS

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia và các báo cáo khảo sát bên doanh nghiệp, CSS và HTML là hai ngôn ngữ quan trọng nhất để phát triển website.

  • HTML có chức năng tạo nội dung cho website của bạn.
  • CSS có chức năng thiết kế, định hướng phong cách cho website.

HTML và CSS sẽ quyết định giao diện của website có khả năng thu hút người dùng hay không. Nếu muốn sử dụng những ngôn ngữ khó và phức tạp hơn, bạn phải đảm bảo rằng bạn đã thông thạo hai ngôn ngữ nói trên.

JavaScript

Cùng với HTML và CSS, JavaScript là một trong ba ngôn ngữ chính của lập trình web nên thành thạo nó là điều bắt buộc. Javascript được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng Website. Nó cũng được hỗ trợ trên hầu hết các trình duyệt như Firefox, Chrome, … trên máy tính lẫn điện thoại.

Nhiệm vụ của Javascript là xử lý những đối tượng HTML trên trình duyệt. Nó có thể can thiệp với các hành động như thêm/xóa/ sửa các thuộc tính CSS và các thẻ HTML. Hay nói cách khác, Javascript là một ngôn ngữ lập trình trên trình duyệt ở phía client. Hơn thế nữa, JavaScript là ngôn ngữ lập trình duy nhất có thể chạy trên trình duyệt đồng thời chạy bên back-end (Node.js).

Bạn thử truy cập vào một số website trên internet thì sẽ thấy có những hiệu ứng slide, menu xổ xuống, các hình ảnh chạy qua chạy lại đẹp mắt. Tất cả những hiệu ứng đó khoảng 90% là nhờ Javascript.

Tham khảo thêm: Khóa nền tảng lập trình với JavaScipt online

Git và GitHub

Mọi lập trình viên, bao gồm cả những ai sắp trở thành lập trình viên đều cần biết về Git. Đây là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS). Git cung cấp cho mỗi lập trình viên kho lưu trữ (repository) riêng chứa toàn bộ lịch sử thay đổi.

Với Git, lập trình viên có thể quản lý dễ dàng những thay đổi của ứng dụng, website, mã, tài liệu và các thông tin khác liên kết với công việc xây dựng phần mềm/ứng dụng. Mọi lập trình viên chuyên nghiệp thường sẽ có hồ sơ trên GitHub, điều bắt buộc khi cộng tác với nhóm. GitHub cũng có thể sử dụng như một portfolio trong hồ sơ xin việc.

Ngôn ngữ Back-end

Khi bạn đã thành thạo ba ngôn ngữ quan trọng nhất của mảng front-end (HTML, CSS, JavaScript), tiếp theo bạn cần phải thông thạo ngôn ngữ Back-end. Ngôn ngữ để làm với back-end có rất nhiều. Dưới đây là những ngôn ngữ phổ biến nhất mà bạn có khả năng thành thạo càng nhiều càng tốt.

  • PHP: Một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho lập trình back-end, PHP là ngôn ngữ mã nguồn mở, đa nền tảng và tương thích được với các hệ điều hành như Unix, macOS, Windows. PHP có ưu điểm là khá dễ học, nhưng khuyết điểm là không thể dùng để lập trình trên điện thoại.
  • Python: Python là ngôn ngữ được đánh giá là có cú pháp giống với tiếng Anh nhất. Python có cộng đồng phát triển lớn, đa dạng thư viện và khung làm việc khiến nó ngày càng phổ biến với cộng đồng lập trình viên trên thế giới.
  • Ruby: Ngôn ngữ lập trình Ruby được định nghĩa là một trong những loại ngôn ngữ có dạng trình hướng đối ngoại và được sử dụng nhiều cho việc tạo ra ứng dụng web và di động. 
  • Java: Java là ngôn ngữ lập trình đa mục đích, nền tảng. Nó có thể chạy cho web, ứng dụng desktop, điện thoại. Java cũng có rất nhiều khung làm việc khác nhau để tối giản quy trình lập trình back-end.

Database và cache

Tất cả những ứng dụng web đều cần đến database để lưu trữ dữ liệu. Đây là để để các lập trình viên có thể truy cập vào nó sau. Cùng với đó là kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu và kỹ năng Code các câu lệnh tương tác. Khi hệ thống dữ liệu dự án của bạn lớn dần thì việc phải cache phải làm để hệ thống không bị quá tải, sập dữ liệu. Có nhiều kỹ thuật bạn nên tìm hiểu kỹ là cache DB, Redi và memcache. Bạn cũng cần phải biết làm việc với XML và JSON.

Kỹ năng thiết kế cơ bản

Đây là một kỹ năng quan trọng mà  nhiều lập trình Full-stack thường bỏ qua. Kiến thức về thiết kế front-end rất trọng yếu để tạo ra một website hấp dẫn. Một website ngăn nắp và có thiết kế thân thiện mới có thể chiếm được trái tim của khách hàng. Những kỹ năng thiết kế mà lập trình viên full-stack cần thông thạo bao gồm Prototype design, UI design, UX design… tất cả đều góp phần cải thiện trải nghiệm nghiệm người dùng.

Mức lương của lập trình viên Full-stack

Nhờ khả năng hiểu biết rất rộng của mình, vị trí Full-stack luôn được các công ty, tập đoàn, start-up chào đón. Ngành Công nghệ thông tin lại có vai trò quan trọng trong hội nhập với thế giới. Đó là lý do tại sao ngành công nghệ thông tin luôn tìm kiếm người có năng lực. Nó mở ra cơ hội cho nhiều lập trình viên đa năng. Đó cũng là lý do tại sao mức lương lập trình viên full-stack luôn đứng đầu ngành.

Mức lương khởi điểm cho các lập trình viên full stack là 8 tr/tháng. Đây là mức lương khởi điểm khá cao đối với sinh viên mới ra trường. Sau khi tích lũy kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 30~35tr/tháng. Quả là một con số khổng lồ! Tuy nhiên, mức lương cao sẽ đi kèm với tiêu chuẩn cũng rất cao. Và trở thành một lập trình viên full-stack giỏi không phải chuyện đơn giản.

Học lập trình Full-stack ở đâu?

Sau khi bạn hiểu lập trình full-stack là gì, bạn có hứng thú đến công việc này mà chưa biết bắt đầu từ đâu? CodeGym là hệ thống đào tạo lập trình viên hiện đại với quy trình giảng dạy được thiết kế theo mô hình Coding Bootcamp được đánh giá đảm bảo về chất lượng đào tạo. Học viên đầu ra được cam kết có thể đảm nhiệm vị trí lập trình full-stack có mức lương cao. Toàn bộ những kiến thức về full stack sẽ được hệ thống và giảng dạy tới người học một cách khoa học nhất. Bên cạnh đó kỹ năng thực hành, thực chiến sản phẩm là điều mà CodeGym cam kết sẽ mang đến sự hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm: Các kchương trình học của CodeGym

Tổng kết

Cơ hội việc làm của lập trình viên full stack thực sự rộng mở. Không hẳn rằng bạn giỏi tất cả các mảng của lập trình nhưng biết nhiều hiểu nhiều là lợi thế mà bạn chắc chắn có được. Hãy tạo cho mình nhiều cơ hội thăng tiến và được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng. Lập trình viên full-stack cũng có thể nuôi có chí hướng để làm chủ vì họ hiểu và nắm rõ từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm họ làm ra. 


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.


Bài viết liên quan

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét