Thượng nghị sỹ đảng Cộng hoà, Marco Rubio, hôm thứ ba vừa qua đã đề xuất Tổng thống Joe Biden chặn ứng dụng chia sẻ video TikTok tại Mỹ.
Động thái này được ông Rubio đưa ra sau khi nhiều tin tức xuất hiện cho biết Chính phủ Trung Quốc đã mua cổ phần trong công ty con ở Bắc Kinh của công ty mẹ sở hữu TikTok, cũng như chiếm lấy một trong ba ghế trong ban giám đốc công ty.
Rubio nói rằng Nhà Trắng "phải hành động ngay lập tức để loại bỏ Bytedance và TikTok khỏi thị trường", đồng thời nêu ra rằng Ấn Độ đã cấm ứng dụng này từ năm 2020 đến nay.
"Chính quyền Biden không thể vờ như TikTok không thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc" - Rubio nói. "Kể cả trước đây, một sự thật rõ ràng là TikTok mang lại một nguy cơ nghiêm trọng đối với quyền riêng tư cá nhân và an ninh quốc gia Mỹ"
Đại diện của Bytedance TikTok, và Nhà Trắng, chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.
Được biết, hôm thứ hai tuần này, nhiều bản tin tiết lộ các công ty thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc đã mua 1% cổ phần trong Bytedance Technology Bắc Kinh, một thực thể có chức năng duy trì giấy phép kinh doanh cho hàng loạt ứng dụng của công ty, như Douyin (phiên bản TikTok ở Trung Quốc).
Các trang báo có trao đổi với nhiều nguồn tin và xem qua các tài liệu nội bộ cho biết một cổ đông mới là công ty mang tên WangTouZhongWen Technology, vốn thuộc sở hữu bởi ba thực thể nhà nước Trung Quốc: một điều hành bởi cơ quan quản lý internet hàng đầu đất nước, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc thuộc cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và cơ quan đầu tư chính phủ.
Thượng nghị sỹ Marco Rubio
TikTok không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thoả thuận cổ phần mới này, và cổ phần mà Chính phủ Trung Quốc nắm giữ cũng không nằm trong Bytedance.
Việc Rubio kêu gọi chặn TikTok trên thực tế là điều từng diễn ra dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Một số quan chức khác, bao gồm thượng nghị sỹ Florida, đã bày tỏ quan ngại rằng dữ liệu người dùng Mỹ có thể bị chia sẻ cho chính phủ Trung Quốc.
Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump từng ban hành một sắc lệnh buộc Bytedance phải bán bộ phận TikTok US vào giữa năm 2020, nhưng cho đến nay, thoả thuận này vẫn chưa được thực hiện.
Chính phủ Mỹ cũng từng muốn chặn ứng dụng này, không cho phép người dùng Mỹ tải TikTok về từ các cửa hàng ứng dụng, tuy nhiên Tổng thống Biden đã bỏ qua sắc lệnh này vào tháng 6. Mặt khác, vị Tổng thống mới tiếp tục mở rộng một trong các sắc lệnh khác của ông Trump nhằm cấm các công ty Mỹ đầu tư vào một số công ty Trung Quốc.
Ông Trump từng cấm các công ty Mỹ không được tiến hành hoạt động kinh doanh với Bytedance và các nền tảng mạng xã hội khác của Trung Quốc.
Đạo luật Adversarial Platform Prevention của Rubio, vốn được giới thiệu vào tháng 10/2020, sẽ "tạo dựng một khung sườn cho các tiêu chuẩn cần phải đáp ứng trước khi một ứng dụng nước ngoài, tiềm ẩn nguy cơ cao, được phép hoạt động trên các thiết bị và mạng viễn thông Mỹ" - ông cho biết. Đạo luật này có thể ảnh hưởng đến TikTok nếu Nhà Trắng bỏ qua đề xuất của Rubio hôm thứ ba vừa qua.
Tham khảo: Business Insider
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét