Mục Lục Nội Dung
Đa số chúng ta đều cần phải chăm chỉ làm việc mỗi ngày để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, chỉ có một số ít người sướng từ trong trứng thì mình không nói, họ quá may mắn rồi.
Với sự chọn lọc tự nhiên và sự phát triển của robot, máy học và AI.. mỗi người chúng ta phải không ngừng tìm kiếm cơ hội việc làm trong cuộc sống hiện đại tưởng chừng dễ dàng nhưng lại vô cùng khắc nghiệt này.
Và với yêu cầu chuyên môn của một số lĩnh vực thì chúng ta không thể có được một công việc tốt thông qua việc thỏa thuận bằng miệng được.
Hơn nữa, cũng không có công ty nào làm như thế cả, trừ khi là quen biết, hoặc là được người thân quen giới thiệu !
Mà thay vào đó, chúng ta cần phải có một tập hồ sơ xin việc và Portfolio là một phần không thể thiếu được. Nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến thiết kế ấn phẩm, đồ họa, điện ảnh, quản trị dự án..
#1. Portfolio là gì?
Portfolio là tổng hợp những sản phẩm của bạn. Những sản phẩm này phản ánh quá trình phát triển, cũng như kinh nghiệm, kĩ năng của bạn qua thời gian.
Hay nói cách khác, Portfolio là hồ sơ năng lực của bạn và nó thường được đi kèm với CV xin việc.
Portfolio thể hiện sự sáng tạo, cá tính, khả năng và trách nhiệm của bạn với công việc, vậy nên nó được sử dụng để các nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng của bạn.
#2. Portfolio khác gì với CV?
Đọc tới đây chắc hẳn có nhiều bạn đang băn khoăn về sự khác nhau giữ CV/ Resume và Portfolio phải không nào? Vâng, mình biết nhiều bạn còn băn khoăn không biết chỉ cần CV thì đã đủ cho một buổi xin việc hay chưa?
Và tiện đây thì mình cũng xin trả lời luôn:
Đây thực sự là 2 yếu tố bổ sung cho nhau chứ không hề giống nhau nhé các bạn, bởi CV là một bản tóm tắt những mục mà nhà tuyển dụng muốn bạn thể hiện ra được, như:
Thông tin cá nhân, trình độ học vấn, chuyên môn hiện tại, kỹ năng sống, kĩ năng nghề nghiệp, thành tựu, hoạt động xã hội (tình nguyện, các chương trình do trường, địa phương tổ chức..), sở thích..
Trong khi đó, Portfolio thiên về những điều thiết thực hơn, những minh chứng cho năng lực của bạn liên quan đến sản phẩm, dự án mà bạn đã làm và thường được trình bày dưới dạng mô hình, hình ảnh, hoặc video..
Một bản hồ sơ xin việc được đính kèm bởi Portfolio chuyên nghiệp sẽ làm bạn nổi bật lên giữa các ứng cử viên và được nhà tuyển dụng cân nhắc nhiều hơn.
Một Portfolio đúng chuẩn thường bao gồm kỹ năng cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp mà bạn từng có liên quan đến vị trí công việc bạn sắp ứng tuyển.
#3. Portfolio cần những thông tin gì?
Một bộ Portfolio chuyên nghiệp thường gồm 2 phần chính là phần thông tin cá nhân và phần thể hiện các dự án, sản phẩm… mà bạn đã tham gia.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm mới những nội dung này để Portfolio của bạn không bị máy móc và rập khuôn nhé. Mà bạn hãy sáng tạo theo cách của bạn 🙂
3.1. Phần thông tin cá nhân:
Phần thông tin này thường không thể thiếu được, vì khi bạn chỉ đưa ra hàng loạt sản phẩm, nhà tuyển dụng sẽ không có ấn tượng về thông tin của bạn liên quan đến các sản phẩm ấy.
Lời khuyên là dù bạn đã làm kĩ lưỡng ở CV rồi, nhưng bạn cũng nên đưa ra một số thông tin ngắn gọn vào Portfolio để tiện cho người đọc nha. Và phần thông tin này thường bao gồm:
– Tên, quốc tịch, trình độ học vấn, tiểu sử, chuyên môn.. Bạn có thể tham khảo mẫu Portfolio ở cuối bài để tham khảo, tránh tình trạng làm giống y hệt bản CV nhé.
– Địa chỉ: Mục này có thể bao gồm địa chỉ Email, số điện thoại (bạn nhớ cách ra để số điện thoại trông dễ nhìn hơn nhé), Email thì bạn nên lựa chọn một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp ví dụ nguyenvanan@gmail.com tránh để các Email trẩu tre như là hotboy@gmail.com..), và các tài khoản mạng xã hội của bạn nếu có…
– Kĩ năng nghề nghiệp: Bạn hãy chọn lọc những kĩ năng nghề nghiệp liên quan đến công việc ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với vị trí này. Chẳng hạn như: thiết kế, làm phim, viết lách, tuyền thông,… Đừng đưa những công việc không liên quan vào nhé.
– Phương châm sống và làm việc: Vài kim chỉ nam làm việc và cách nhìn của bạn về lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi sẽ làm nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn.
– Mục tiêu nghề nghiệp: Những dự định dài hạn hoặc ngắn hạn gắn liền với lợi ích của công ty ứng tuyển mà bạn đặt ra cho bản thân. Thông qua đó, định hướng tương lai rõ ràng của bạn sẽ được thể hiện rõ ràng hơn.
– Bằng cấp, chứng chỉ liên quan: Thiết kế đồ họa, ngôn ngữ, MA, MFA.. để người tuyển dụng thấy được sự nỗ lực và kết quả đạt được trong quá trình học tập, phát triển của bạn.
– Thành tựu (nếu có): Các giải thưởng đạt được liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển sẽ giúp Portfolio có sức nặng hơn rất nhiều. Đó cũng là minh chứng chứng tỏ năng lực và là thước đo cho sự chuyên nghiệp của bạn.
3.2. Các sản phẩm:
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để chứng minh cho các kĩ năng của bạn, điều này sẽ tăng sức thuyết phục cho hồ sơ xin việc của bạn.
Một tip nhỏ cho bạn là bạn chỉ nên đưa ra một số sản phẩm tiêu biểu, đừng để Portfolio của bạn như một USB chứa file vì có quá nhiều nội dung bên trong.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên diễn giải thêm về sản phẩm (những điều thú vị đằng sau sản phẩm/ một số thành tích bạn giành được từ sản phẩm đó..).
Mình nhắc lại là phần này rất quan trọng nhé, vì nó là kết quả cuối cùng mà bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng cần. Bạn có nói giời nói biển mà không có kết quả cụ thể thì cũng không ăn thua đâu !
#4. Làm thế nào để thiết kế Portfolio thu hút nhà tuyển dụng?
Làm CV/ Portfolio muốn được bắt mắt thì cũng cần phải có bí quyết riêng của nó. Và nếu bạn chưa biết thì để mình gợi ý cho bạn nhé 🙂
Có một quy tắc ngầm mà mỗi người làm CV hay Portfolio cần phải ghi nhớ đó là quy tắc 4Đ: “Đúng- Đủ- Đẹp- Độc”. Bây giờ thì mời bạn hãy cùng mình nghía qua một số phương thức cụ thể nhé !
– Chắt lọc thông tin trong Portfolio:
Một ứng viên thông minh sẽ không để Portfolio của mình có quá nhiều thứ nhỏ nhặt và không liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.
Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế ấn phẩm nhưng bạn lại để ở mục kĩ năng là viết content kèm với các bài bạn đã từng viết thì có rất không phù hợp phải không nào!?
Hãy để cho những nội dung cần thiết tỏa sáng và chiếm “đất diễn chính” trong Portfolio của bạn. Nhớ nha !
– Tạo Portfolio độc lạ:
Một Portfolio sử dụng các mẫu sẵn có trên mạng sẽ dễ tạo nên sự nhàm chán đối với các nhà tuyển dụng. Bởi bạn copy trên mạng được thì người khác cũng vậy à 😀
Một Portfolio mang sự sáng tạo và dấu ấn riêng của bạn sẽ gây được ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng. Thế nhưng bạn cũng phải cần đảm bảo các mục được nêu ở phần 3 để tránh mất thông tin bạn nhé.
– Thường xuyên làm mới Portfolio:
Bạn nên làm mới Portfolio thường xuyên về các dự án mới mà bạn đã làm.
Một hồ sơ ứng tuyển năm 2021 nhưng chỉ có các sản phẩm thực hiện từ năm 2013 trở về trước thì thật khó để các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực của bạn ở thời điểm hiện tại.
Vì kinh nghiệm và kĩ năng làm việc luôn cần sự luyện tập và đổi mới không ngừng, nếu không chúng sẽ bị mất đi theo thời gian.
#5. Thiết kế một Porfolio cần tránh những lỗi gì?
– Thiếu hoặc thừa nội dung:
Muốn xử lí lỗi sai này, bạn nên đặt mình vào vị trí đối tượng tiếp nhận (nhà tuyển dụng) và đặt ra một số câu hỏi như:
- Tôi cần thấy những thông tin gì từ đối phương?
- Những minh chứng nào cần được đưa vào để bổ sung cho các lập luận và những lời giới thiệu bên trên?
- Có thông tin nào là dư thừa và không liên quan không?
Bạn hãy tự trả lời những điều đó và kiểm tra Portfolio một cách kĩ lưỡng, điều này sẽ giúp Portfolio của bạn thêm chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin hơn.
– Sai chính tả:
Đây là một lỗi sai sơ đẳng mà bạn không bao giờ được mắc phải. Một Portfolio có những lỗi sai chính tả sẽ đánh giá được bạn là người thiếu chuyên nghiệp và cẩu thả.
Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc và kiểm tra lại trên 2 lần để tránh các lỗi sai không đáng có nhé. Việc viết tắt một số từ không thông dụng cũng là một điều nên tránh.
– Đính kèm file trong Email:
Một file đồ họa “cồng kềnh” được đính kèm vào email sẽ làm nhà tuyển dụng khó khăn hơn khi mở tệp..
Thay vào đó, bạn nên tạo một đường link dẫn đến Portfolio trên một số nền tảng như behance.net hoặc cầu kì hơn thì bạn nên tự tạo trên website của bạn, bạn có thể sử dụng một số nền tảng như wix.com, WordPress..
#6. Một số mẫu Portfolio “xịn xò”
- Portfolio nhiếp ảnh: https://ift.tt/2ONhC1O
- Portfolio người mẫu: https://ift.tt/3EAecrX
- Portfolio làm phim: https://ift.tt/3lL5TRr
- Portfolio thiết kế: http://hiepleduc.com/
- Portfolio viết: https://ift.tt/3EBGl1V
Với các kiến thức về Portfolio bên trên, mình hi vọng các bạn sẽ tạo ra được một bản Portfolio thật xịn xò và cuốn hút để gửi tới các nhà tuyển dụng nhé. Chúc các bạn thành công !
CTV: Thủy Tiên: Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét