Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

Vì sao Livestream ngày càng nở rộ và phổ biến trên các MXH?


Mục Lục Nội Dung

Như các bạn đã biết, trong khoảng 3 năm trở lại đây thì Livestream đang trở thành một mảnh đất vô cùng màu mỡ cho các cá nhân và những doanh nghiệp. Đặc biệt là với những cá nhân, chưa bao giờ việc bán hàng, kiếm tiền.. lại trở nên đơn giản và hiệu quả đến thế !

Những ứng dụng Livestream mọc lên như nấm sau mưa, từ các phần mềm Livestream trên PC, cho đến các ứng dụng Livestream trên điện thoại. Thậm chí người dùng có thể sử dụng luôn tính năng Livestream có sẵn trên nền tảng mạng xã hội mà họ đang dùng..

Vậy thì trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau phân tích, mổ xẻ về chủ đề này nhé. Xem tại sao Livestream lại có một bước tiến dài như vậy.

Mình cũng xin nói luôn, đây là những phân tích dựa trên quan điểm cá nhân của mình, nên có thể sẽ đúng với người này, nhưng lại chưa hẳn đã chính xác với người khác..

Chính vì thế, nếu có ý kiến riêng thì các bạn có thể chia sẻ quan điểm của cá nhân bạn ở phần comment bên dưới, chúng ta hãy cùng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất, để có góc nhìn đa chiều nha các bạn.

#1. Giá trị kinh tế thu được

Đây có lẽ là yếu tố cốt lõi này, bởi suy cho cùng chúng ta làm mọi thứ cũng vì mục đích là để kiếm tiền, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn. Có đúng không ạ?

Nhiều fan để là gì? lên Live Stream để làm gì, tập trung xây dựng thương hiệu cá nhân để làm gì…? Vâng, mục đích ban đầu tất cả là vì TIỀN. Mình dám chắc là như vậy !

Những ai nói không phải vì TIỀN thì mình cho là quá xạo, quá giả dối. Tất nhiên là sẽ có, nhưng bạn phải đạt đến cảnh giới KHÔNG THIẾU TIỀN.

Tức là bạn đã CẢM THẤY MÌNH NHƯ VẬY LÀ ĐẦY ĐỦ rồi, bạn hài lòng với cuộc sống hiện tại, và bạn không thiếu thứ gì nữa thì khi đó, bạn mới LÀM VÌ ĐAM MÊ.

Còn lại tất cả những trường hợp khác, mình khẳng định đều vì Tiền. OK, thẳng thắn đi !

Trở lại với vấn đề chính..

Về phía doanh nghiệp hay là với những cá nhân “uy tín”, tức là họ có lượng người theo dõi lớn, lượng fan đông đảo thì việc kiếm tiền qua những Livestream của họ thực sự là rất hiệu quả.

Thông qua các Livestream thì họ có thể đặt quảng cáo, bán hàng, nhận donate… rất nhiều hình thức kiếm tiền (thậm chí rất nhiều tiền) nếu bạn có cho mình một cộng động riêng.

Bởi quyết định mua hàng sẽ dựa trên cảm xúc và niềm tin rất nhiều. Và rõ ràng rồi, những người fan hay những người theo dõi bạn sẽ là những người tin tưởng và quý mến bạn.

Vậy nên không có lý do gì họ không mua sản phẩm để ủng hộ bạn cả. Hoặc mua ở một nơi khác trong khi bạn bán sản phẩm đó.

Điều này có lợi cho cả 3 bên: Nhà sản xuất, người bán hàng (Live Stream) và người mua hàng (fan).

  • Nhà sản xuất thì bán được nhiều hàng hơn, tiết kiệm chi phí quảng cáo hơn so với cách truyền thống.
  • Người mua hàng thì có thể mua với mức giá rẻ hơn, vì thông thường người Live Stream sẽ có mã giảm giá độc quyền theo kèm, và không phải thông qua các đại lý làm đội giá sản phẩm..
  • Còn người Live Stream thì nhận được tiền quảng cáo, hoặc hoa hồng từ việc bán sản phẩm…

À quên, còn với nhà phát triển ứng dụng stream thì họ sẽ thu phí quảng cáo trên ứng dụng, thu phí từ số tiền donate từ streamer…. Và tất nhiên nó là số tiền không hề nhỏ, đủ sức hấp dẫn để họ đầu tư ra một ứng dụng với một server đầy đủ.

=> Chính vì thế, ngày càng nhiều người mong muốn có được sự uy tín, và không ngừng nỗ lực để xây dựng thương hiệu cá nhân để từ đó có thể Live Stream kiếm tiền.

#2. Nhu cầu được thấy và được nghe thần tượng nói

vi-sao-livestream-ngay-cang-pho-bien (1)

Trước kia, khi bạn muốn được thấy, được nghe, được giao lưu với thần tượng, hay đơn giản là để trò chuyện với một người nào đó mà bạn quý mến thì bạn chỉ có cách là gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho người đó.

Mà cả hai cách này vốn chẳng dễ dàng gì, và với những người nổi tiếng thì lại càng khó hơn. Họ đâu rảnh để tiếp một người xa lạ như bạn chứ 🙂

Nhưng giờ đây, tất cả đều được giải quyết thông qua các Livestream, cho dù bạn có cách nửa vòng trái đất với thần tượng của bạn, hay bạn ở tận vùng hẻo lánh xa xôi nào đó thì cũng không quan trọng.

Chỉ cần có kết nối Internet là bạn có thể nghe, nhìn và giao lưu với thần tượng của mình mà không gặp bất kỳ khó khăn gì rồi. Việc kết nối nghe và nhìn đã trở nên quá dễ dàng.

Những ca sỹ, diễn viên ngày nay đều ít nhất có vài lần giao lưu, chia sẻ Livestream để tương tác với khán giả của mình.

Một phần là để khán giả họ nhớ đến mình, một phần là để tăng giá trị bản thân, tìm kiếm thêm fan, hoặc cũng có thể là để giới thiệu sản phẩm, quảng cáo..

Và hơn thế nữa, phương pháp này không tiêu tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc, chỉ với một chiếc điện thoại, một nguồn ánh sáng vừa đủ (thậm chí đèn trong phòng ngủ cũng được) là quá đủ để giao lưu với hàng nghìn fan trên khắp thế giới rồi.

#3. Sự phát triển chóng mặt của công nghệ

vi-sao-livestream-ngay-cang-pho-bien (1)

Một yếu tố không thể không nhắc tới đó chính là sự phát triển quá nhanh cả về CHẤT và LƯỢNG của Internet hiện nay, dù là có dây hay không dây đi chăng nữa.

Bạn có nhớ không, trước đây khi sử dụng các ứng dụng gọi điện trực tuyến như Zalo, Viber, Skype… sẽ bị delay rất lâu, có khi đầu dây bên này nói được 10s rồi thì người kia mới nghe được. Cuộc nói chuyện diễn ra rất khó chịu !

Đó là chỉ với âm thanh thôi đấy, còn việc Livestream (cả hình và tiếng) thì cứ tiếp tục mơ đi 😀

Việc xem video Full HD, 4K vốn rất khó khăn trước kia thì bây giờ đã trở nên quá dễ dàng với mạng cáp quang, đường truyền 4G hay 5G, thậm chí chúng ta còn coi đó là điều hiển nhiên nữa.

Mặt khác, giá thành cho việc sử dụng dụng vụ Internet ngày càng cũng rất là rẻ, vậy nên đa số người dân đều có thể tiếp cận được một cách dễ dàng.

Nói tóm lại, khi cơ sở hạ tầng đầy đủ, khi Internet đủ mạnh thì Livestream trở nên phổ biến là điều dĩ nhiên. Chẳng qua là trước đây không đủ điều kiện để Livestream được thì đành phải chấp nhận thôi.

#4. Tâm lý đám đông

Cái này thì quá rõ rồi, tốc độ Like và Share cho các video hoặc các bài viết (được cho là hay, là giật gân..) thì không phải bàn cãi. Bố của nhanh luôn !

Chỉ một bài viết, hoặc một Live Stream chất lượng thì chỉ trong vòng vài phút thôi là đã có thể lan tỏa đến hàng ngàn người, thậm chí hàng trăm ngàn người.

Người này chia sẻ cho người kia, cứ như thế nó sẽ là cấp số nhân luôn. Và nếu Livestream của bạn thực sự chất lượng thì sẽ lôi kéo được một lượng lớn người xem, lâu dần những người xem đó có thể sẽ trở thành fan của bạn luôn.

vi-sao-livestream-ngay-cang-pho-bien (3)

Vậy nên, sẽ càng có nhiều người tiếp cận được với hình thức Live Stream này hơn. Và trong số người đó, nếu ai có đủ khả năng Live Stream thì họ sẽ làm theo thần tượng của mình.

#5. Nhu cầu giải trí thay đổi

vi-sao-livestream-ngay-cang-pho-bien (2)

Trước kia, việc trực tiếp chơi game luôn được đánh giá là một cách giải trí của giới trẻ, và nó đã kéo dài rất nhiều năm (có thể nói là xuyên suốt quá trình phát triển game hiện đại).

Và trước đây, việc chơi game không được xã hội công nhận là một nghề. Nhưng bây giờ thì khác rồi, rất nhiều người đã trở nên giàu có nhờ chơi game và coi nó như là một cái nghề, nghề Streamer.

Mọi thứ đã trở nên khác xưa rất nhiều, nhu cầu xem các video game, hay là xem các stream game nhiều hơn là chơi game, hay nói cách khác là người chơi không có hứng thú khi chơi nữa (đặc biệt là khi chơi một mình).

Mà thay vào đó, họ có nhu cầu xem các stream game hoặc tự stream game !

Bởi thông qua các Stream game thì bạn có thể biết mọi thứ về game mà không cần trực tiếp chơi (đồ họa, nhân vật, skill, gameplay… ), đặc biệt là bạn còn có thể trò chuyện, cũng như giao lưu cùng với người Stream nữa.

Bởi đa số những người lên Stream game thì ngoài việc chơi game tốt ra, họ còn có khiếu ăn nói rất hài hước và vui vẻ nữa.

Chính vì vậy, theo quan sát của cá nhân mình thì nhu cầu chơi game hiện nay vẫn còn, nhưng không nhiều. Mà nhu cầu xem Livestream game hoặc tự Livestream game để vừa chơi, vừa trò chuyện với bạn bè/ khán giả sẽ nhiều hơn.

Quy luật cung cầu mà, nhu CẦU lớn thì ắt sẽ có nhiều người sẵn sàng đúng lên để CUNG thôi 😀

#6. Một xã hội rất phẳng trên Internet

Mọi thứ giờ đây đã trở nên rất phẳng, ai có tài năng người đó sẽ chiến thắng và trở nên giàu có. Mình lấy ví dụ:

Trước đây, một ca sĩ để nổi tiếng được thì thực sự rất khó, phải có người lăng xê, phải có ông bầu các kiểu thì mới mong có được sự nổi tiếng được.

Nhưng bây giờ thì sao, bất cứ ai cũng có thể nổi tiếng sau một đêm nhờ vào giá trị thực của mình. Nếu bạn có tài năng thì thông qua các video, hay thông qua các Live Stream.. bạn sẽ dễ dàng nổi tiếng và được nhiều người biết đến, chẳng cần phải ông bầu nào cả !

Diễn viên hài, nhóm hài cũng vậy, hay bất cứ ngành nghề gì đi chăng nữa. Nếu bạn thật sự có tài thì bạn sẽ nổi lên như cồn nhờ sự lan tỏa mạnh mẽ của các video và các Live Stream.

#7. Do dịch bệnh kéo dài

Đây là một nguyên nhân dễ nhìn ra nhất, trước đây rất nhiều công ty và doanh nghiệp ngại chuyển đổi số, bởi họ đã quá quen với các hình thức truyền thống rồi.

Nhưng nay, những doanh nghiệp hay những công ty không chịu thay đổi thì đã chết gần hết rồi. Chỉ còn lại những cty/ doanh nghiệp thích nghi được với hoàn cảnh thì mới tồn tại được cho đến bây giờ.

Dịch bệnh đã giúp cho quá trình chuyển đổi số trở nên nhanh hơn so với mức thông thường. Rất nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn đã sử dụng hình thức Live Stream để ra mắt sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, bán sản phẩm..

Việc này vừa tiết kiệm chi phí cho họ, mà còn giúp họ lan tỏa cùng lúc đến nhiều người hâm mộ hơn.

Vâng, trên đây là góc nhìn cá nhân của mình về lý do Live Stream lại ngày càng trở nên phổ biến như vậy. Và chắc chắn rằng Live Stream sẽ còn ngày càng nở rộ hơn nữa trong tương lai.

Còn bạn thì sao, góc nhìn của bạn như thế nào về việc Live Stream lên ngôi như hiện nay? Hãy để lai quan điểm của bạn ở dưới phần commment nhé !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

5 / 5 ( 1 vote )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét