Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Chưa đào được tiền ảo, đã bị “đào” dữ liệu!

Sự cảnh báo từ cộng đồng, trong đó có các chuyên gia bảo mật về việc ứng dụng đào tiền ảo đa cấp Pi Network có nguy cơ cao là thu thập thông tin người dùng quả thật không "oan" chút nào. Mới đây, khoảng 17 GB dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng ứng dụng này được rao bán trên diễn đàn R*** Forum.

Chưa đào được tiền ảo, đã bị "đào" dữ liệu

Trong mớ 17 GB dữ liệu được thành viên có nick "0x1337x0" rao bán, được xác định là có hơn 10.000 thông tin chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD) của người Việt. Và những thông tin này, được đối tượng rao bán ghi chú rất rõ là "all data it from PI Network" (tất cả dữ liệu từ PI Network).

Thực tế là đã có rất nhiều người bị chiêu dụ tải ứng dụng Pi Network về sử dụng trong vài tháng qua. Đối tượng chiêu dụ đã thông qua một số gương mặt trong giới showbiz quảng bá Pi Network trên mạng xã hội để lôi kéo người dùng di động, với thông điệp đại khái là: kiếm tiền quá dễ, chỉ cần tải ứng dụng về cài đặt, sau đó nó tự động đào tiền ảo, và cứ thế hưởng lợi…

Tất nhiên, Pi Network cũng được cho rằng, do một nhà khoa học với nhóm của ông ta bên kia Thái Bình Dương sáng lập, đang trong giai đoạn thử nghiệm, và hứa hẹn dự án đào tiền ảo này sẽ mang đến món lợi không thua kém gì so với Bitcoin vốn là đồng tiền ảo hùng mạnh nhất trên thị trường này hiện nay.

Người chơi tất nhiên là chưa ai đào được đồng tiền ảo nào qua ứng dụng Pi Network. Nhưng khi đã tải nó về smartphone, kích hoạt và khai báo các thông tin, thì dữ liệu cá nhân của người dùng đã bị thu thập qua rất nhiều "ngõ ngách". Hơn 10.000 thông tin CMND, CCCD được xem là thông tin định danh cá nhân, rất quan trọng, thậm chí rất nguy hiểm và rủi ro nếu để lộ hay bị rò rỉ cho đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi, làm chuyện phi pháp.

Chính xác hơn thì ứng dụng được cho là đào tiền ảo Pi Network nên gọi chính danh là "ứng dụng đào dữ liệu người dùng". Bởi tới thời điểm này qua vụ rao bán thông tin hơn 10.000 CMND và CCCD trên R*** Forum, cho thấy người dùng chưa đào được đồng tiền ảo nào qua Pi Network, nhưng đã bị ứng dụng này "đào" dữ liệu, và bằng cách nào đó nó đường tuồn lên rao bán trên mạng.

Màn 1 của "vở kịch" ứng dụng đào tiền ảo Pi Network coi như tạm thời khép lại với chân tướng đã rõ. Những màn tiếp theo sẽ thế nào còn chưa thể nói trước. Bởi trong trường hợp các thông tin định danh cá nhân lọt vào tay kẻ xấu, có ý đồ sử dụng để làm những chuyện phi pháp như đề cập ở trên, chưa biết hậu quả gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Ứng dụng đào tiền ảo lừa đảo?

Câu hỏi đặt ra là ứng dụng được cho là đào tiền ảo mang tên Pi Network có phải là một trò lừa đảo để thu thập dữ liệu, thông tin cá nhân hay không?

Từ những gì được cảnh báo, đến những gì được trông thấy vừa qua trên R*** Forum, cho dù những người ít có tính nghi ngờ nhất cũng khó mà nghĩ khác hơn về Pi Network. Hay nói cách khác, những dấu hiệu lừa đảo đã quá rõ, và dấu hiệu lừa đảo để thu thập thông tin cá nhân mang rao bán càng rõ hơn sau vị rò rỉ hơn 10.000 thông tin CMND và CCCD mới đây.

Cơn sốt ứng dụng đào tiền ảo Pi Network tại Việt Nam đạt đỉnh vào khoảng đầu tháng 3.2021 vừa qua. Cho tới lúc này, có lẽ còn không ít người vẫn đang cài ứng dụng Pi Network và kích hoạt trên thiết bị di động của mình mà không biết rằng hàng ngày, thậm chí hàng giờ mình vẫn đang tiếp tục bị thu thập dữ liệu cá nhân. Cứ sau mỗi bản cập nhật hay mỗi lần yêu cầu khai báo thêm thông tin, dữ liệu từ thiết bị di động của người dùng sẽ được chuyển về máy chủ của ứng dụng.

Ngày nay, trên môi trường trực tuyến, thứ có thể thu thập được dễ dàng và rộng rãi nhất có lẽ là dữ liệu cá nhân người dùng. Và, đó cũng là thứ có thể biến thành món hàng mua bán, đổi chác để trục lợi nhiều lần và lâu dài nhất.

Đơn cử đường dây thu thập, sử dụng, mua bán dữ liệu cá nhân trái phép vừa bị cơ quan chức năng triệt phá và khởi tố do hai vợ chồng Lại Thị Phương (29 tuổi, giám đốc Công ty VNIT TECH) và Dư Anh Quý (33 tuổi) cầm đầu. Hơn 1.300 GB dữ liệu, thông tin cá nhân được đối tượng bán nhiều lần cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp để thu lợi bất chính.

Sau đó, các tổ chức, doanh nghiệp lại sử dụng những dữ liệu mua được để phục vụ cho việc kinh doanh thu lợi. Ở mức độ thông thường nhất, người dùng sẽ liên tục bị làm phiền, quấy nhiễu bởi các tin nhắn, cuộc gọi rác, những email rác hoặc email chứa đựng mã độc đầy cạm bẫy. Còn nghiêm trọng hơn, đối tượng có thể gọi điện, gửi email, tin nhắn giả danh người của các cơ quan chức năng để hù dọa và chiếm đoạt tiền của người dùng.

Pi Network cũng dùng chiêu thức để dụ người dùng tương tự như nhiều dự án tiền ảo đa cấp, ứng dụng lừa đảo đa cấp trong vài năm trở lại đây, là đánh vào lòng tham, mê muội người dùng bằng những lời mật ngọt "làm giàu không khó"…

Việc người dùng bị "đào" dữ liệu, thông tin cá nhân cũng chỉ là bước đầu. Những thứ có thể mất tiếp theo, có thể là tiền, tài sản, uy tín, liên lụy trong các vụ án…

"All data it from PI Network" được mang rao bán trên mạng, một quả đắng không hề dễ nuốt, bài học đắng cay cũng đừng dễ quên.

Dạ Thảo

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét