Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Cuộc đua không gian của các tỷ phú có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm

Cuộc đua vào không gian của các tỷ phú có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm trên Trái đất.

Theo The Guardian, một vụ phóng tên lửa thải ra tới 300 tấn carbon dioxide vào tầng cao của bầu khí quyển, và chúng có thể tồn tại ở đây trong nhiều năm.

Tuần trước, Virgin Galactic đã đưa Richard Branson vượt qua rìa không gian, lên tới độ cao khoảng 86 km. Đây là một phần trong kế hoạch chạy đua không gian mới với tỷ phú Amazon Jeff Bezos, người có mục tiêu thực hiện một hành trình tương tự vào thứ Ba tuần nay.

Cuộc đua không gian của các tỷ phú có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm

Cả 2 doanh nhân siêu giàu này đều hi vọng có thể đưa nhiều người hơn vào không gian. Ngay sau chuyến bay của mình, Richard Branson cho biết: "Chúng tôi muốn làm cho việc tiếp cận không gian của mọi người trở nên dễ dàng hơn. Chào mừng đến với buổi bình minh của kỷ nguyên không gian mới".

Những người có tiền đang mua vé để được bay vào vũ trụ. Các công ty bao gồm SpaceX, Virgin Galactic và Space Adventures muốn làm cho du lịch vũ trụ trở nên phổ biến hơn.

Tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa đã chi một khoản tiền không được tiết lộ với SpaceX vào năm 2018 cho một chuyến đi riêng trong tương lai quanh mặt trăng và quay trở lại. Và tháng 6 này, một người yêu không gian ẩn danh đã trả 28 triệu USD để bay trên Blue Origin's New Shepard với Bezos (kế hoạch của người này sau đó bị hoãn lại vì bận lịch trình khác).

Tuy nhiên, Eloise Marais, phó giáo sư địa lý, vật lý tại Đại học College London cho biết việc phát triển ngành công nghiệp du lịch vụ trụ có thể mang đến những tác hại lớn cho môi trường. Marais nghiên cứu tác động của nhiên liệu và các ngành công nghiệp lên bầu khí quyển.

Khi tên lửa phóng vào không gian, chúng đòi hỏi một lượng lớn chất đẩy để đưa nó ra khỏi bầu khí quyển của Trái đất. Đối với tên lửa Falcon 9 của SpaceX, đó là dầu hỏa và đối với Nasa, nó là hydro lỏng. Những nhiên liệu đó thải ra nhiều loại chất vào bầu khí quyển, bao gồm carbon dioxide, nước, clo và các chất hóa học khác.

Cuộc đua không gian của các tỷ phú có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm

Bà nói rằng lượng khí thải carbon từ tên lửa là nhỏ so với ngành công nghiệp máy bay. Nhưng chúng đang tăng ở mức gần 5,6% mỗi năm.

Marais nói: "Đối với một chuyến bay đường dài, nó thải ra từ một đến ba tấn carbon dioxide (trên mỗi hành khách)". Theo Marais, đối với một lần phóng tên lửa với 4 hành khách xả thải ra môi trường đến 200-300 tấn carbon dioxide. Vì vậy, bà cho rằng không nên phát triển ồ ạt ngành công nghiệp du lịch không gian để làm cho môi trường ô nhiễm hơn.

Hiện tại, số lượng các chuyến bay tên lửa là rất nhỏ: trong cả năm 2020, có 114 lần thử phóng lên quỹ đạo trên thế giới (theo số liệu của NASA). Con số này thấp hơn so với trung bình hơn 100.000 chuyến bay mỗi ngày của ngành hàng không.

Nhưng khí thải từ tên lửa được thải ra ngay trên tầng khí quyển, có nghĩa là chúng ở đó trong một thời gian dài (2 đến 3 năm). Marais cho biết, ngay cả hơi nước được bơm vào tầng cao của bầu khí quyển - nơi nó có thể tạo thành mây - cũng có thể gây ra tác động nóng lên: "Ngay cả những thứ tưởng như vô hại như nước cũng có thể có tác động đến môi trường".

Khi ở gần mặt đất, tất cả các loại nhiên liệu đều tỏa ra một lượng nhiệt khổng lồ, có thể bổ sung ôzôn vào tầng đối lưu, nơi nó hoạt động giống như khí nhà kính và giữ nhiệt. Ngoài carbon dioxide, các nhiên liệu như dầu hỏa và mêtan cũng tạo ra muội than. Và ở tầng trên của bầu khí quyển, tầng ôzôn có thể bị phá hủy bởi sự kết hợp của các yếu tố từ việc đốt cháy nhiên liệu.

Cuộc đua không gian của các tỷ phú có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm

Jessica Dallas, cố vấn chính sách cấp cao tại Cơ quan Vũ trụ New Zealand, viết: "Có một số tác động đến môi trường do việc phóng các phương tiện vũ trụ nên sự suy giảm của tầng ôzôn ở tầng bình lưu là vấn đề cần được nghiên cứu nhiều nhất và cần quan tâm ngay lập tức".

Một báo cáo khác từ năm 2019 của Trung tâm Chiến lược và Chính sách Không gian đã ví việc phát thải trong không gian giống như vấn đề của các mảnh vỡ không gian: "Ngày nay, khí thải của các phương tiện du hành mang lại những nguy cơ tương tự các mảnh vỡ không gian. Khí thải của động cơ tên lửa phát ra tầng bình lưu trong quá trình bay lên quỹ đạo tác động xấu đến bầu khí quyển toàn cầu".

Marais nói: "Chúng tôi không biết ngành du lịch vũ trụ có thể phát triển đến mức nào". Một báo cáo mới ước tính rằng, thị trường du lịch vũ trụ và vận tải dưới quỹ đạo toàn cầu có thể đạt giá trị 2,58 tỷ USD vào năm 2031, sau đó tăng trưởng 17,15% mỗi năm trong thập kỷ tới.

Trước đây, hầu hết vận tải vũ trụ tập trung vào các sứ mệnh cung cấp hàng hóa cho Trạm Vũ trụ Quốc tế và các dịch vụ phóng vệ tinh. Tuy nhiên, hiện tại trọng tâm này đã chuyển sang vận chuyển trong không gian, thám hiểm hành tinh, sứ mệnh phi hành đoàn, vận chuyển dưới quỹ đạo và du lịch vũ trụ.

Cuộc đua không gian của các tỷ phú có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm

Một số công ty, bao gồm SpaceX, Blue Origin và Virgin Galactic, đã và đang tập trung vào việc phát triển các nền tảng như phương tiện bay dưới quỹ đạo chạy bằng tên lửa. Chúng sẽ cho phép ngành công nghiệp này thực hiện việc vận chuyển dưới quỹ đạo và du lịch vũ trụ.

Nhiều ý kiến cho rằng số tiền mà các tỷ phú này đổ vào công nghệ vũ trụ có thể được đầu tư để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn trên hành tinh của chúng ta – nơi cháy rừng, sóng nhiệt và các thảm họa khí hậu khác đang trở nên thường xuyên hơn.

Marais nói rằng mọi người luôn hào hứng đối với những bước phát triển mới trong không gian - nhưng bạn vẫn phải chịu trách nhiệm với những gì mà mình làm. Bà khuyến khích nên thận trọng khi phát triển ngành du lịch vũ trụ. Vì hiện tại, không có quy định quốc tế nào về loại nhiên liệu được sử dụng, mức độ tác động của chúng đối với môi trường: "Hiện tại chúng ta không có quy định nào về khí thải tên lửa. Giờ là lúc phải hành động khi các tỷ phú vẫn đang tiếp tục mua vé để vào không gian".

Bạch Đằng

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét