Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Một người gốc Việt đi tù vì buôn lậu linh kiện iPhone giả

Một người đàn ông gốc Việt, 46 tuổi đến từ California (Mỹ) đã bị bắt và kết án 24 tháng tù vì tội buôn lậu các bộ phận và linh kiện iPhone giả.

Theo thông báo của các cơ quan điều tra, Chan Hung Le, 46 tuổi hiện sống tại Laguna Hills, quận Cam, California đã tìm ra một mánh lưới kiềm tiền cực kỳ béo bở, đó là bán hàng ngàn linh kiện smartphone giả nhập lậu từ Trung Quốc cho các cửa hàng sửa chữa ở Mỹ.

Anh ta không chỉ bán các bộ phận iPhone giả mà còn cả các bộ phận của Samsung và Motorola. Le có cả một nhóm làm việc chung và giúp anh ta tìm kiếm nguồn cung bộ phận ở Trung Quốc, sau đó bí mật nhập lậu chúng vào Mỹ để bán lại.

Hành vi phạm pháp của Hung Le kéo dài trong chưa đầy 4 năm, từ năm 2011 đến tháng 2/2015. Anh này bị phát hiện khi nhà cung cấp của anh ta bị bắt và khai toàn bộ sự việc. Theo tiết lộ, Le đã tạo và sử dụng hộp thư với các nhà cung cấp dịch vụ văn phòng ảo ở Oklahoma và Texas bằng cách sử dụng tên doanh nghiệp giả với tên gọi JV Trading Solutions.

Một trong những mặt tối của kế hoạch là Le "sử dụng tên và tài liệu nhận dạng của một trong những nhân viên để thiết lập văn phòng ảo". Về cơ bản đây là hành vi trộm cắp danh tính cho dù nạn nhân có muốn hay không. Le cũng khai thác tên và danh tính của nhiều nhân viên khác, thậm chí cả người thân cũng bị sử dụng danh tính trái phép. Le là người chỉ đạo toàn bộ từ khâu mua và vận chuyển nguồn hàng.

Kế hoạch của Le nhằm che giấu danh tính dưới tên gọi của các nhân viên, giúp anh ta trở nên vô hình và nếu có ai đó có điều tra việc kinh doanh của Le cũng sẽ gặp khó khăn. Hồi năm 2016, một nhà cung cấp linh kiện của Le tên là Hongwei "Nick" Du bị bắt và bị kết án ở San Diego. Người này đã khai ra Le và thừa nhận bán cho Le số linh kiện và bộ phận điện thoại từ Trung Quốc trị giá 18,7 triệu USD. Hầu hết đều là hàng giả. Du đã bị kết án 3 năm tù tại nhà tù liên bang.

Các công tố viên cho biết, Le đã dàn dựng một kế hoạch hết sức tinh vi nhằm đánh lừa các nhân viên hải quan bằng cách tạo ra các kênh vận chuyển bí mật từ Hồng Kông và Trung Quốc đến các bang khác nhau của Mỹ. Thông qua cách này, Le đã phạm pháp và kiếm được hàng triệu đô la lợi nhuận. Không chỉ lôi kéo nhiều người tham gia, Le thậm chí còn rủ cả người bạn đời, người thân tham gia những phi vụ phạm pháp.

Đây chắc chắn không phải là tin tốt nhất với Apple và cộng đồng sửa chữa iPhone. Bởi lẽ Apple luôn kiên quyết đấu tranh chống lại việc cho phép bất kỳ ai trừ một số lượng nhỏ cửa hàng Apple được ủy quyền trên khắp thế giới sửa chữa iPhone và các sản phẩm khác của Apple.

Chắc chắn Apple có thể sử dụng câu chuyện này để lập luận rằng, việc cho phép các bên thứ ba sửa chữa sẽ khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn và phá hủy danh tiếng và chất lượng của iPhone. Đặc biệt là khi xét đến mức độ tràn lan của tình trạng kinh doanh iPhone giả hiện nay.

Thẩm phán quận trung tâm California, Josephine L. Staton đã kết án Chan Hung Le hình phạt 24 tháng tù và khoản tiền phạt 250 ngàn USD. Trước đó Le đã nhận tội vào tháng 11/2020 với tội danh âm mưu lừa đảo, vận chuyển hàng giả và đưa hàng hóa trái phép vào Mỹ.

Tiến Thanh (Theo PhoneArena)

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét